Cơ quan vũ trụ châu Âu chụp được vụ va chạm thiên hà cách xa 100 triệu năm ánh sáng
Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) hôm 4/10 công bố hình ảnh mới nhất về hệ thống thiên hà hợp nhất Arp 91.
Được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1794 bởi nhà thiên văn học người Anh gốc Đức William Herschel, hệ thống Arp 91 bao gồm hai thiên hà có tên là NGC 5953 và NGC 5954, nằm trong chòm sao Cự Xà cách Trái đất khoảng 100 triệu năm ánh sáng.
Hệ thống thiên hà hợp nhất Arp 91. (Ảnh: ESA)
"Trong bức ảnh này, NGC 5953 là thiên hà tròn hơn, trong khi 5954 có hình quả trứng. Trên thực tế, cả hai đều là thiên hà xoắn ốc nhưng hình dạng trông rất khác nhau của chúng là do góc nhìn từ Trái đất", nhóm vận hành kính viễn vọng không gian Hubble tại ESA cho biết.
Hình ảnh tuyệt đẹp trên được tổng hợp từ các quan sát của Máy ảnh Khảo sát Tiên tiến (ACS) trên Hubble, Máy ảnh Năng lượng tối (DECam) trên kính viễn vọng Victor M. Blanco và Trạm khảo sát Bầu trời Kỹ thuật số Sloan (SDSS) ở New Mexico.
Hệ thống Arp 91 là một ví dụ sống động về sự tương tác giữa các thiên hà trong vũ trụ. NGC 5954 rõ ràng bị hút về phía NGC 5953, tạo thành một nhánh xoắn ốc kéo dài xuống dưới. Những tương tác hấp dẫn như vậy là một phần quan trọng của quá trình tiến hóa thiên hà.
Hầu hết các nhà khoa học ngày nay đều tin rằng va chạm giữa hai thiên hà xoắn ốc dẫn đến sự hình thành của một loại thiên hà khác, được gọi là thiên hà elip. Arp 91 cũng không phải ngoại lệ.
Tuy nhiên, chúng ta không nên mong đợi sẽ thấy Arp 91 thay đổi rõ rệt trong thời gian "một đời người", bởi những sự kiện va chạm có quy mô lớn như thế này diễn ra trong hàng trăm triệu năm.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống
Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?
Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.
