Thụy Sĩ xây dựng trạm sạc xe điện siêu tốc chỉ cần sạc trong 15 phút
Trạm sạc nhanh nhất thế giới của công ty Thụy Sĩ có thể phục vụ 4 xe cùng lúc, giảm nỗi lo ngại về thời gian chờ cho người lái.
Trạm sạc xe điện Terra 360 của ABB. (Ảnh: ABB/Reuters)
Công ty Thụy Sĩ ABB hôm 30/9 thông báo, họ đã chế tạo trạm sạc xe điện nhanh nhất thế giới nhằm phục vụ nhu cầu tăng cao dành cho xe điện của Tesla, Hyundai và các nhà sản xuất ôtô khác. Trạm sạc dạng module mới mang tên Terra 360, có thể phục vụ 4 xe cùng lúc và sạc đầy bất cứ loại xe nào chỉ trong vòng 15 phút, hãng này cho biết. Điều này giúp xe điện trở nên hấp dẫn hơn với những khách hàng lo lắng về thời gian sạc, vốn có thể lên đến vài tiếng.
Quá trình sạc cũng không phức tạp, theo ABB. Hãng này sử dụng một hệ thống tiên tiến để chỉ dẫn trong suốt quá trình sạc, thậm chí hiển thị thời gian còn lại và trạng thái sạc của pin cho người dùng.
"Trong bối cảnh các nước trên thế giới đang đưa ra những chính sách có lợi cho xe điện và hệ thống sạc để đối phó với biến đổi khí hậu, nhu cầu về cơ sở hạ tầng sạc xe, đặc biệt là các trạm sạc nhanh, tiện lợi, dễ vận hành, đang cao hơn bao giờ hết", Frank Muehlon, trưởng Bộ phận Di động điện của ABB, cho biết.
Số lượng xe điện đăng ký trên thế giới tăng 41% trong năm 2020, lên 3 triệu chiếc, bất chấp sự sụt giảm về tổng số ôtô mới bán ra vào năm ngoái do ảnh hưởng của đại dịch, theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA). Xu hướng tăng trưởng đã trở nên nhanh hơn trong năm 2021 với doanh số ôtô điện tăng 140% trong ba tháng đầu năm.
Terra 360 có thể cho phép xe điện chạy 100km chỉ với chưa đầy 3 phút sạc. Trạm này dự kiến được triển khai ở châu Âu cuối năm nay, sau đó đến Mỹ, Mỹ Latin và khu vực châu Á-Thái Bình Dương vào năm 2022. ABB từ chối tiết lộ mức giá của trạm sạc, nhưng hãng này chú trọng khách hàng doanh nghiệp như các trạm tiếp nhiên liệu, cửa hàng và công ty hơn là garage tư nhân của tài xế.

Lốp vĩnh cửu của NASA: đi được trên mọi địa hình, chịu được độ lạnh -200 độ C
Không chỉ dành riêng cho sứ mệnh sao Hỏa, loại lốp này nhiều khả năng sẽ còn được sử dụng trên chính Trái đất.

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?
Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano
Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Các nhà khoa học Nhật cấy ghép máy móc vào gián, bắt chúng phải phục vụ con người
Nhóm nghiên cứu cho biết, những con gián cyborg (nửa gián nửa máy) này có thể vận chuyển đổ đạc xung quanh nhà, vẽ mọi thứ trên giấy, .v.v.v

Nano trong một thế giới cực nhỏ
Khoa học và công nghệ nano (nanoscience and nanotechnology) là một bộ môn khảo sát, tìm hiểu đặc tính những vật chất cực nhỏ, để thao tác (manipulate), chồng chập những vật chất này, xây dựng vật thể to hơn.

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…
