NASA hoãn chuyến bay giải cứu phi hành gia "mắc kẹt" trên ISS
Ngày 6/8, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã hoãn chuyến bay của SpaceX đưa các phi hành gia lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) do các vấn đề liên quan đến tàu vũ trụ Starliner của Boeing.
Các phi hành gia được đưa lên trạm vũ trụ ISS bằng tàu vũ trụ Endeavour tại Trung tâm Vũ trụ Kennedy ở bang Florida, Mỹ ngày 4/3/2024. (Ảnh: AFP/TTXVN)
Sau khi đưa 2 phi hành gia của NASA lên ISS vào đầu tháng 6, tàu Starliner đã được “neo đậu” trong 2 tháng qua do phát hiện ra trục trặc của động cơ đẩy và rò rỉ khí heli trong hành trình bay. Do đó, hiện chưa rõ thời điểm con tàu này có thể trở về Trái đất.
Theo dự kiến, chuyến bay sẽ chở nhóm 4 thành viên phi hành đoàn ISS tiếp theo, còn gọi là Crew-9, vào giữa tháng 8, để thay thế nhóm 4 người hiện tại (Crew-8) đang ở trên trạm vũ trụ. Tuy nhiên, do sự cố của Starliner với thêm 2 phi hành gia “mắc cạn”, NASA đã phải đưa ra một kế hoạch khác để đưa họ trở lại Trái đất.
Theo NASA, chuyến bay Crew-9, dự kiến được lên lịch cất cánh sớm nhất vào ngày 24/9 tới, có thể đưa 2 phi hành gia "mắc kẹt" và chỉ 2 thành viên Crew-8 trở về, giúp Boeing có thêm thời gian để khắc phục các sự cố của Starliner. Trong trường hợp các vấn đề về an toàn của Starliner không được giải quyết, con tàu này có thể trở về Trái đất mà không có người lái.
Hiện NASA có kế hoạch tổ chức một cuộc họp báo trong ngày 7/8 để cập nhật thông tin về Crew-9 và tàu vũ trụ Starliner.

400 thiên hà, gồm cả thiên hà chúng ta, đang bị hút về phía bí ẩn
Các nhà thiên văn học nhận thấy 400 thiên hà, bao gồm cả thiên hà của chúng ta, đang bị kéo về phía "thứ gì đó" không thể nhìn thấy.

Robot NASA liên tục bắt được “tín hiệu sự sống không mong đợi"
Methane, một trong những dấu hiệu gợi ý về sự sống ngoài hành tinh, đã được tìm thấy một cách đầy vô lý bởi robot Curiosity.

NASA phát triển tên lửa nhiệt hạt nhân đưa con người lên sao Hỏa trong 45 ngày
NASA sẽ phát triển tên lửa hạt nhân để cắt giảm thời gian thực hiện chuyến đi có người lái tới Sao Hỏa từ 7 tháng xuống còn 45 ngày.

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Trung Quốc cắm cờ trên vùng tối Mặt trăng
Trung Quốc là quốc gia đầu tiên trên thế giới cắm cờ lên Vùng tối Mặt Trăng, đồng thời đưa mẫu vật ở đây về Trái đất.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.
