NASA: Khói từ cháy rừng ở Australia bay xa nửa vòng Trái Đất

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết khói từ những đám cháy lớn ở Australia sẽ sớm lan ra toàn cầu.

Hỏa hoạn khổng lồ đã hoành hành dọc bờ biển phía đông của Australia trong nhiều tháng, đẩy khói lan khắp Thái Bình Dương.

NASA cho biết những luồng khói từ các đám cháy đầu năm mới đã đi qua Nam Mỹ, khiến bầu trời trở nên mờ mịt và di chuyển "nửa vòng Trái Đất" vào ngày 8/1.

"Khói dự kiến sẽ tạo ra ít nhất một tròn kín trên toàn cầu", cơ quan vũ trụ Mỹ cho biết.


Khói bốc lên nhìn từ Trạm Vũ trụ Quốc tế. (Ảnh: NASA).

NASA cho biết các đám cháy gần đây lớn đến nỗi chúng đã tạo ra số lượng "lớn bất thường" các hiện tượng mây vũ tích hoặc hỏa hoạn do sấm sét.

Chúng đã đưa khói lên tầng bình lưu, một số đạt tới độ cao 17,7km.

"Khi ở trong tầng bình lưu, khói có thể đi xa hàng nghìn km từ nguồn của nó, ảnh hưởng đến điều kiện khí quyển toàn cầu", NASA cho biết.

Cơ quan này nói rằng họ đang nghiên cứu ảnh hưởng của khói ở độ cao này và liệu nó có "làm mát hoặc làm ấm khí quyển" hay không.


Ảnh vệ tinh cho thấy khói đi về phía New Zealand vào ngày 5/1. (Ảnh: NASA).

NASA lưu ý rằng khói đã làm thay đổi màu sắc của bầu trời ở Nam Mỹ và ảnh hưởng đáng kể đến New Zealand, nơi nó "gây ra các vấn đề nghiêm trọng về chất lượng không khí" và "tuyết trên đỉnh núi tối rõ rệt".

Theo BBC, các thành phố lớn của Australia bao gồm Sydney, Melbourne, Canberra và Adelaide cũng phải chịu đựng mức chất lượng không khí nguy hiểm do khói từ các vụ cháy rừng gần đó.

Hàng trăm vụ cháy rừng trên khắp Australia đã khiến 28 người thiệt mạng và phá hủy hơn 2.000 ngôi nhà.

Các chuyên gia cho biết quy mô và cường độ chưa từng có của các vụ hỏa hoạn đã bị làm trầm trọng thêm bởi biến đổi khí hậu.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 09/05/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 08/05/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 03/05/2025
7 điều ít biết về cầu vồng

7 điều ít biết về cầu vồng

Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Đăng ngày: 29/04/2025
Cầu vồng chỉ xuất hiện sau mưa mùa hè?

Cầu vồng chỉ xuất hiện sau mưa mùa hè?

Sau những cơn mưa rào vào mùa hè, trên nền trời thường xuất hiện một dải cầu vồng với bảy sắc màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm tím được tạo nên bởi ánh sáng mặt trời bị khúc xạ từ những hạt nước.

Đăng ngày: 28/04/2025
Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng

Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Đăng ngày: 27/04/2025
Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới

Không có những đợt phun trào đỏ ngầu dung nham, ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai ở châu Phi lại tuôn trào dòng nham thạch đen ấn tượng.

Đăng ngày: 27/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News