NASA mời gọi đặt tên cho tiểu hành tinh tàu New Horizons sẽ ghé vào năm 2019
Tàu vũ trụ New Horizons của NASA đã đến Sao Diêm Vương vào năm 2015, sẽ tiếp tục cuộc hành trình của mình đến 2014 MU 69 vào đầu năm 2019.
New Horizons là con tàu không gian đã thay đổi cái nhìn của chúng ta về Hệ Mặt Trời. Nó đã bay 1,6 tỷ km để vượt qua hành tinh lùn Sao Diêm Vương và hướng đến những mục tiêu mới ở xa xôi trong Thái Dương Hệ.
Mô phỏng cho thấy tàu New Horizons tiếp cận 2014 MU 69 và nhận ra nó là hai vật thể rời quay quanh nhau. (Đồ họa: Carlos Hernandez/NASA).
Vật thể tiếp theo mà con tàu này ghé qua là 2014 MU 69, một thiên thể trong Vành đai Kuiper. Thiên thể này đã che khuất một ngôi sao ở phía sau khi quan sát từ Trái Đất vào hè vừa rồi, và đó là lý do khiến nó được chú ý.
Khi nó che khuất ngôi sao phía sau, nó làm giảm độ sáng của ngôi sao. Dựa vào sự thay đổi độ sáng, các nhà khoa học phân tích thấy được nó có hình dạng khá kỳ lạ. Với hình dạng kéo dài, người ta đoán có thể nó là hai vật thể đơn ghép lại thành với nhau. Mỗi vật thể rộng vào khoảng 20km.
Mô phỏng cho thấy hai trường hợp hình dạng của 2014 MU 69. Có thể nó là hai vật thể ghép dính lại với nhau, hoặc là hai vật thể rời quay quanh lẫn nhau. (Đồ họa: NASA/ JHU-APL/ SwRI/ Alex Parker).
Và mới đây, Viện nghiên cứu SETI ở Mountain View, California đã tổ chức một chiến dịch thú vị xoay quanh vật thể này, là mời gọi cộng đồng đặt cho nó một cái tên. Ý tưởng đến từ Mark Showalter, một thành viên của SETI và của dự án New Horizons.
Chương trình này được mở rộng cho tất cả mọi người, ai cũng có thể tham gia vào đặt tên cho vật thể kỳ lạ này. Họ sẽ chốt chương trình vào hết ngày 1/12 tới đây và cái tên hay nhất hoặc được bình chọn nhiều nhất, sẽ được chọn và công bố chính thức vào đầu năm 2018.
Biểu đồ cho thấy vị trí của các hành tinh trong Hệ Mặt Trời và của 2014 MU 69 khi tàu New Horizons đến vào ngày 1/1/2019. (Ảnh: NASA).
Hầu hết các thiên thể xa xôi trong vành đai này đều không có tên gọi chính thức, mà chỉ là những tên định danh bằng số để ghi lại thời gian phát hiện nó. Cái tên được chọn bởi SETI cũng không phải tên chính thức, vì NASA và Hiệp hội Thiên văn Quốc tế (IAU) phải ngồi lại với nhau để họp và đặt tên khi tàu New Horizons chính thức bay đến đó.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Truyền thuyết về 12 chòm sao
12 chòm sao hoàng đạo và những truyền thuyết về chúng. Bạn có bao giờ tự hỏi những biểu tượng xinh xắn đại diện cho cung hoàng đạo của mình có xuất xứ từ đâu? Biết được bí mật các chòm sao cũng là một cách để hiểu hơn về bản thân và những người xung quanh.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?
