NASA quyết giải mã bí ẩn của đại dương
Một số vùng trong đại dương trở nên mặn hơn trong khi mật độ muối trong các vùng khác lại giảm trong nửa thế kỷ qua và Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) muốn tìm hiểu hiện tượng kỳ lạ này.
Các nhà khoa học của NASA đã lên tàu để tới các vùng có độ mặn cao ở giữa Đại Tây Dương và nghiên cứu những yếu tố khiến độ mặn trong đại dương thay đổi theo từng khu vực, Livescience đưa tin.
Độ mặn của một số vùng trong đại dương tăng trong 50
năm qua, trong khi nhiều vùng khác lại trở nên "nhạt" hơn.
"Phần lớn chúng tôi tin rằng biến đổi khí hậu là thủ phạm khiến độ mặn trong nước biển tại các vùng trong đại dương không giống nhau", Ray Schmitt, một thành viên trong đoàn nghiên cứu, phát biểu. Ông là nhà khoa học của Viện Hải Dương Woods Hole tại Mỹ, phát biểu trước khi lên tàu hôm 6/9.
Đại dương đóng vai trò quan trọng đối với chu kỳ tuần hoàn của nước, bởi 86% hơi nước và 78% lượng mưa xuất hiện phía trên đại dương, theo số liệu của NASA. Bằng cách theo dõi độ mặn của đại dương, các nhà khoa học có thể hiểu rõ hơn chu kỳ tuần hoàn của nước trên phạm vi toàn cầu.
Tàu của Viện Hải Dương Woods Hole tại Mỹ cập cảng để đưa các
nhà nghiên cứu tới giữa Đại Tây Dương vào hôm 6/9. (Ảnh: NASA)
"Biến đổi khí hậu có thể làm tăng tốc độ tuần hoàn của nước, song các mô hình máy tính hiện nay không lượng hóa được tác động của biến đổi khí hậu đối với chu kỳ tuần hoàn của nước trong 50 năm qua", Schmitt nhận định.
Ngoài biến đổi khí hậu, gió và một số yếu tố khác cũng có thể làm tăng hoặc giảm độ mặn của nước biển.
"Chúng tôi đặt ra rất nhiều câu hỏi và mọi người hy vọng chúng tôi có thể trả lời những câu hỏi đó trong chuyến thám hiểm sắp tới", Schmitt nói.
Đoàn nghiên cứu sẽ gắn nhiều thiết bị vào tàu và thả những cảm biến trên bề mặt đại dương. Các nhà nghiên cứu từ châu Âu cũng sẽ tới khu vực giữa Đại Tây Dương để thu thập dữ liệu.

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C
Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn
Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.

Những sự thật về con hà khiến ai cũng choáng váng
Ăn bám, phá hoại, siêu chảnh, nhưng rất tốt cho sinh lý nam giới... Đó là những sự thật về con hà mà không phải ai cũng biết.

Loài cá "yêu" ầm ĩ đến mức… làm cá heo bị điếc
Mỗi mùa xuân, loài cá này sẽ tập trung ở khu vực đồng bằng sông Colorado, phía Bắc Vịnh Mexico và đồng loạt cất tiếng gọi bạn tình.

Khám phá bí mật về bạch tuộc - Loài "quái vật" biển cả
Bạch tuộc là động vật rất thông minh, có thể là thông minh hơn bất kỳ một động vật thân mềm nào.

Hiện tượng biển phát sáng tuyệt đẹp tại Thụy Điển
Hiện tượng biển phát sáng đã xảy ra trên một hòn đảo nhỏ tại Thụy Điển, khiến khung cảnh nơi đây trở nên vừa đẹp vừa có chút ma mị.
