NASA sử dụng... ánh trăng để thống trị bầu trời

Ý tưởng có vẻ nhuốm màu huyền thoại sẽ giúp NASA sở hữu dàn vệ tinh hoạt động chuẩn xác nhất, bởi với khoa học, ánh trăng là thứ không dối lừa.

NASA vừa công bố những thành quả đầu tiên từ thiết bị Quang phổ Mặt trăng trong không trung - air-LUSI - sau chuyến bay của nó từ ngày 12 đến 16-3 vừa qua trên máy bay ER-2 của NASA, nhằm đo chính xác lượng ánh sáng phản xạ từ Mặt trăng.

NASA sử dụng... ánh trăng để thống trị bầu trời
Air-LUSI trước khi lên máy bay - (Ảnh: NASA)

Tờ SciTech Daily dẫn lời NASA, cho biết ánh trăng phản chiếu là nguồn ánh sáng ổn định mà các nhà nghiên cứu đang tận dụng để cải thiện độ chính xác và tính nhất quán của các phép đo giữa các vệ tinh quan sát Trái đất.

"Mặt trăng cực kỳ ổn định, không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố trên Trái đất như khí hậu, ở bất kỳ mức độ nào" - giáo sư Kevin Turpie từ Trường ĐH Maryland (Mỹ), nhà nghiên cứu chính của nhiệm vụ air-LUSI, giải thích.

NASA hiện có hơn 20 vệ tinh quan sát Trái đất, cung cấp cho các nhà khoa học cái nhìn toàn cầu về các hệ thống trên Trái đất và liên kết giữa chúng. Các vệ tinh này đo các bước sóng ánh sáng do bề mặt, nước và khí quyển của Trái đất phản xạ, tán xạ, hấp thụ hoặc phát ra.

Giống như các nhạc cụ trong dàn nhạc, các vệ tinh này cần sự đồng điệu để đưa ra các phép đo chuẩn xác nhất. Ánh trăng sẽ đóng vai trò chiếc âm thoa để căn chỉnh, giúp hệ thống vệ tinh hoạt động hoàn hảo.

NASA sử dụng... ánh trăng để thống trị bầu trời
Quang phổ điện từ này cho thấy cách năng lượng truyền đi. Con người chỉ thấy được phần ánh sáng khả kiến nhưng toàn bộ quang phổ sẽ được sử dụng bởi các công cụ quan sát Trái đất của NASA - (Ảnh: NASA)

Air-LUSI bản chất là một kính viễn vọng đo quang phổ tối tân, được NASA thử nghiệm lần đầu vào tháng 11-2019. Tuy nhiên do đại dịch Covid-19, những bước thử nghiệm tiếp theo liên tục bị gián đoạn. Đến tháng 3-2022 nó mới có thể bắt đầu các chuyến bay chính thức.

Air-LUSI sẽ tiếp tục bay nhiều lần trong thời gian tới. Nhiệm vụ mới NASA hướng đến là các vệ tinh nghiên cứu sinh vật phù du, aerosol, các đám mây, hệ sinh thái đại dương..., những nhiệm vụ sẽ rất cần ánh trăng dẫn lối.

Theo giáo sư Turpie, nhờ ánh trăng, họ cũng sẽ nâng cao năng lực đáng kể cho nhiều đài quan sát trong không gian và trên mặt đất.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
SpaceX thử nghiệm làm thịt nhân tạo trên quỹ đạo

SpaceX thử nghiệm làm thịt nhân tạo trên quỹ đạo

Sứ mệnh Axiom Mission 1 của Tập đoàn Công nghệ Không gian SpaceX ngày 6/4 sẽ mang một thiết bị đặc biệt lên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) để nghiên cứu chế tạo thịt trong môi trường không trọng lực.

Đăng ngày: 07/04/2022
Một hành tinh có thể đang biến đổi, sống dậy ngay cạnh Trái đất

Một hành tinh có thể đang biến đổi, sống dậy ngay cạnh Trái đất

Các bằng chứng mới về hành tinh hàng xóm của Trái Đất - Sao Hỏa - cho thấy nó có thể còn xa mới chết!

Đăng ngày: 07/04/2022
Tiểu hành tinh 740m bay về phía Trái đất

Tiểu hành tinh 740m bay về phía Trái đất

Dữ liệu từ Trung tâm nghiên cứu vật thể gần Trái Đất (CNEOS) của NASA cho thấy tiểu hành tinh 418135 (2008 AG33) sẽ bay gần hành tinh của chúng ta nhất vào cuối tháng 4.

Đăng ngày: 06/04/2022
Nhiều hiện tượng thiên văn kỳ thú sẽ xuất hiện trên bầu trời trong tháng 4

Nhiều hiện tượng thiên văn kỳ thú sẽ xuất hiện trên bầu trời trong tháng 4

Theo Hội Thiên văn Hà Nội HAS, trong tháng 4 năm 2022, những người yêu thiên văn có thể quan sát những hiện tượng kỳ thú trên bầu trời.

Đăng ngày: 06/04/2022
Trạm vũ trụ sẽ ra sao nếu vắng Nga?

Trạm vũ trụ sẽ ra sao nếu vắng Nga?

Trong suốt nhiều tuần kể từ sau chiến sự Ukraine, Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) được xem như biểu tượng của hợp tác vì khoa học và phi chính trị.

Đăng ngày: 06/04/2022
Mảnh vỡ tên lửa Trung Quốc rơi xuống miền Tây Ấn Độ

Mảnh vỡ tên lửa Trung Quốc rơi xuống miền Tây Ấn Độ

Theo các quan chức Ấn Độ, các mảnh vỡ rơi xuống miền Tây nước này vào cuối tuần qua có thể là bộ phận của tên lửa mà Trung Quốc phóng vào vũ trụ năm 2021

Đăng ngày: 06/04/2022
Phát hiện

Phát hiện "sao Mộc thứ hai" cách Trái đất 17.000 năm ánh sáng

Phân tích kho dữ liệu hình ảnh cũ từ kính viễn vọng không gian Kepler tiết lộ một ngoại hành tinh khí khổng lồ rất giống sao Mộc.

Đăng ngày: 06/04/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News