NASA tái tạo hành trình Apollo 13 với chất lượng 4K

NASA đã thực hiện một đoạn clip chất lượng cao 4K tái tạo lại các hình ảnh mà Apollo 13 thu thập được từ Mặt Trăng nhiều năm trước.

Apollo 13 là một trong những nhiệm vụ thám hiểm Mặt Trăng phi thường nhất của NASA được thực hiện vào năm 1970. Ban đầu, mục tiêu của Apollo 13 là hạ cánh xuống Mặt Trăng. Tuy nhiên, con tàu vũ trụ đã gặp những trục trặc bất ngờ khiến tính mạng của ba phi hành gia bị đe dọa.

Quãng thời gian gặp nạn đó trở nên vô cùng khó khăn đối với cơ quan NASA và phi hành đoàn. Phải mất những nỗ lực suốt ngày đêm để đảm bảo an toàn cho ba người có mặt trên tàu Apollo 13.

NASA tái tạo hành trình Apollo 13 với chất lượng 4K
Hành trình thoát khỏi sự cố nguy hiểm của Apollo 13 cũng được dựng thành phim điện ảnh vào năm 1995. (Ảnh: Deadline).

Thay vì đáp xuống Mặt Trăng như dự định ban đầu, phi hành đoàn Apollo 13 buộc phải thay đổi kế hoạch vì sự cố. Các phi hành gia đã bay vòng quanh Mặt Trăng. Sau đó, họ lợi dụng trọng lực của Mặt Trăng để đẩy họ bay ngược về Trái Đất một cách an toàn và nhanh chóng.

Tuy nằm ngoài dự tính, chuyến bay vòng quanh Mặt Trăng bất đắc dĩ đấy đã giúp những phi hành gia có các hình ảnh và góc nhìn gần gũi, sinh động nhất về nơi này.

Nay sau 50 năm, NASA đã tái tạo lại chuyến bay của phi hành đoàn Apollo 13 quanh Mặt trăng trong một video clip. Nhờ sự trợ giúp từ camera độ phân giải cao của Tàu quỹ đạo Trinh sát Mặt Trăng, chất lượng hình ảnh trong clip được đẩy lên mức 4K.

Để mô tả đoạn clip kéo dài 5 phút, NASA chia sẻ rằng: "Video này sử dụng dữ liệu thu thập từ Tàu quỹ đạo Trinh sát để tái tạo một số hình ảnh tuyệt đẹp của Mặt trăng mà các phi hành gia Apollo 13 thu được trong hành trình đầy nguy hiểm năm 1970".

Lúc ghi lại những hình ảnh này, phi hành đoàn Apollo đang phải chịu những áp lực nghẹt thở. Khi đó, họ đang mắc kẹt trong một chiếc tàu vũ trụ lạnh giá, bị cắt đứt mọi liên lạc với Trái đất và không chắc liệu có còn cơ hội nào để quay về Trái Đất hay không.

Cuối cùng, ba phi hành gia của Apollo 13 đã sống sót và trở về nhà an toàn. Giải cứu được tàu vũ trụ Apollo vẫn được xem là một trong những thành tựu lớn nhất của NASA tính đến nay.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Các nhà vật lý học tính ra số năm ta cần để du hành liên sao, lớn tới mức bạn sẽ thở dài chán nản

Các nhà vật lý học tính ra số năm ta cần để du hành liên sao, lớn tới mức bạn sẽ thở dài chán nản

Khi bạn chuẩn bị kế hoạch cho một hành trình, chắc chắn bạn phải biết chuyến đi đó sẽ mất bao lâu. Và nếu loài người muốn du hành liên sao, thì đây sẽ là khoảng thời gian cần thiết để đến đích.

Đăng ngày: 25/02/2020
Hệ thống đặc biệt để cứu Trái đất khỏi va chạm với các tiểu hành tinh

Hệ thống đặc biệt để cứu Trái đất khỏi va chạm với các tiểu hành tinh

Hiện tại, hành tinh của chúng ta được bao quanh bởi hàng ngàn vật thể gần như sao chổi và các tiểu hành tinh có quỹ đạo xuyên qua có khả năng bắt đầu một quá trình va chạm với chúng ta.

Đăng ngày: 24/02/2020
Nghiên cứu mới cho thấy Mặt trăng cũng có điện

Nghiên cứu mới cho thấy Mặt trăng cũng có điện

Các nhà khoa học vừa tìm ra điện trong lớp khí quyển ngoài cùng của Mặt Trăng khi nó tiến vào vùng ảnh hưởng của từ quyển Trái Đất.

Đăng ngày: 24/02/2020
Phát hiện những viên đá lạ ở phần tối của Mặt trăng

Phát hiện những viên đá lạ ở phần tối của Mặt trăng

Các mẫu đá giống như được kết dính lại từ nhiều mảnh vỡ không đồng nhất, có khả năng nó được hình thành từ một vụ va chạm thiên thạch hoặc từ vỏ Mặt Trăng nguyên thủy.

Đăng ngày: 24/02/2020
NASA tuyển phi hành gia: Cần đủ thứ bằng cấp, tỷ lệ chọi 1/1600 nhưng lương lên tới 1,6 tỷ VNĐ

NASA tuyển phi hành gia: Cần đủ thứ bằng cấp, tỷ lệ chọi 1/1600 nhưng lương lên tới 1,6 tỷ VNĐ

Cơ hội để bạn "về với hành tinh của mình" đây.

Đăng ngày: 23/02/2020
10 khám phá tuyệt vời về Mặt trời từ vũ trụ

10 khám phá tuyệt vời về Mặt trời từ vũ trụ

Một thập kỷ qua, SDO đã luôn hướng quan sát về mặt trời, nghiên cứu cách mặt trời hoạt động và định hướng thời tiết không gian cho toàn bộ Hệ mặt trời, trong đó có cả Trái đất.

Đăng ngày: 22/02/2020
Siêu tân tinh có thể đang bắn phá bầu khí quyển Trái đất

Siêu tân tinh có thể đang bắn phá bầu khí quyển Trái đất

Nhà vật lý Amir Siraj và GS Abraham Loeb của ĐH Harvard nghi ngờ rằng một số đạn vũ trụ có thể đang tấn công bầu khí quyển của chúng ta khi di chuyển với tốc độ 3.000 km/giây.

Đăng ngày: 22/02/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News