NASA thả bóng bay chứa vi khuẩn lên không trung vào sự kiện Nhật thực tới
Các bạn đừng thấy "vi khuẩn" mà giật mình, NASA đưa lên đó vi khuẩn vô hại để nghiên cứu thôi.
Hiện tượng nhật thực sắp diễn ra vào thứ Hai, 21 tháng 8 tới dường như khiến nước Mỹ xích gần lại với nhau hơn: người người, nhà nhà tụ họp lại để cùng hướng lên bầu trời, chiêm ngưỡng sự kiện thiên văn hiếm có này. Để thêm chút gia vị cho ngày trọng đại ấy, NASA cùng các nhà nghiên cứu tại Đại học Bang Montana sẽ phóng lên không trung vài quả bóng bay khổng lồ chứa vi khuẩn, cùng thời điểm nhật thực diễn ra.
Phi đội bóng bay sẽ có tổng cộng 75 quả, hơn 30 quả sẽ mang theo một mẫu nhỏ vi khuẩn.
Đừng lo, họ không có ý làm hại ai đâu. Những quả bóng bay khổng lồ này thuộc một dự án nghiên cứu có cái tên chẳng thể cụ thể hơn, Dự án Bóng bay Nhật thực, nhằm mục đích thực hiện một số thí nghiệm quan trọng mà một trong số đó, sẽ cung cấp dữ liệu để loài người chuẩn bị kĩ hơn trong công cuộc chinh phục Sao Hỏa.
Phi đội bóng bay sẽ có tổng cộng 75 quả, hơn 30 quả sẽ mang theo một mẫu nhỏ vi khuẩn có khả năng phục hồi rất nhanh có tên Paenibacillus xerothermodurans, nó sẽ bay ở độ cao 24.000 mét so với mặt đất. Nghiên cứu cho thấy tầng bình lưu của Trái Đất cũng có cấu tạo tương tự bề mặt Sao Hỏa, thông qua những dữ liệu lấy được cách con vi khuẩn này hoạt động trong điều kiện này, các nhà khoa học sẽ hiểu rõ hơn về cách thức sinh vật sống phản ứng với bề mặt của Sao Hỏa xa xôi.
Ngoài vi khuẩn, những quả bóng bay này còn mang theo thiết bị ghi hình để quan sát mây.
“Chúng ta sẽ phải rất cẩn trọng, không mang thêm vi khuẩn hay bất kì dạng sống này từ Trái Đất lên các hành tinh khác”, trưởng dự án, Angela Des Jardins nói với trang tin Gizmodo. “Đa số những dạng sống xung quanh ta sẽ không sống qua được môi trường Vũ trụ, ta vẫn tự hiểu rằng sẽ có những sinh vật ‘ngủ đông’ đâu đó, rồi sống lại khi lên đến bề mặt hành tinh khác. Vì vậy, để giữ cho hành tinh khác được sạch sẽ, ta phải hiểu về cách chúng có thể hoạt động tại những hành tinh kia”.
Ngoài việc thử nghiệm với vi khuẩn, những quả bóng bay này còn mang theo thiết bị ghi hình để quan sát mây. Đội ngũ nghiên cứu mong muốn có được những thước phim quý giá cho họ biết mây được hình thành như thế nào trong quá trình nhật thực diễn ra. Chưa hết, một trạm đo thời tiết tí hon cùng sẽ được đi cùng trong chuyến bay này, mục đích cũng là theo dõi thời tiết Trái Đất khi diễn ra nhật thực.
“Chỉ sau một tới hai ngày là chúng tôi có video rồi”, Jardins nói. “Việc phân tích thí nghiệm với vi khuẩn sẽ được các nhà khoa học tại Cornell thực hiện và kết quả sẽ có sau khoảng một tới hai tháng. Các báo cáo phân tích thời tiết cũng sẽ mất khoảng một tới hai tháng để hoàn thiện”.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Vụ nổ Big Bang là gì?
Vũ trụ là gì? Một câu hỏi lớn đã từng đặt ra trước nhân loại suốt bao nhiêu thế kỷ. Thời xưa ở Trung Hoa cổ đại, nhà triết học Lão Tử đã cho vũ trụ là một tồn tại "vô thuỷ, vô chung, vô cùng, vô tận".

Truyền thuyết về 12 chòm sao
12 chòm sao hoàng đạo và những truyền thuyết về chúng. Bạn có bao giờ tự hỏi những biểu tượng xinh xắn đại diện cho cung hoàng đạo của mình có xuất xứ từ đâu? Biết được bí mật các chòm sao cũng là một cách để hiểu hơn về bản thân và những người xung quanh.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?
