NASA thử nghiệm dù siêu khủng cho sứ mệnh sao Hỏa, "nhân tiện" phá kỷ lục thế giới
Chiếc dù mà NASA thử nghiệm thành công mới đây có thể kéo được vật thể nặng tới 37 tấn tiếp đất an toàn. Đây sẽ là bộ phận vô cùng quan trọng hỗ trợ đưa tàu vũ trụ lên bề mặt sao Hỏa trong sứ mệnh Mars 2020.
Sứ mệnh sao Hỏa sắp tới của NASA sẽ là một chuyến đi đầy thách thức và đòi hỏi sự tỉ mỉ tối đa. Một trong những khâu quan trọng nhất là thả tàu vụ trụ tiếp đất. Để làm được điều này, NASA đang thử nghiệm một chiếc dù siêu lớn, có nhiệm vũ hãm tốc độ rơi của tàu khi tiếp xúc với bầu khí quyển của Sao Hỏa.
Chiếc dù siêu lớn, có nhiệm vũ hãm tốc độ rơi của tàu khi tiếp xúc với bầu khí quyển của sao Hỏa.
Theo Space, NASA hiện đang thử nghiệm nhiều mẫu dù khác nhau và một trong số đó đã được chọn phục vụ cho sứ mệnh Mars 2020. Nó có tên là ASPIRE.
John McNamee thuộc Phòng thí nghiệm sức đẩy phản lực (JPL) của NASA cho biết: "Sứ mệnh Mars 2020 sẽ mang theo một khối lượng trọng tải nặng nhất lên bề mặt sao Hỏa. Giống như nhiều sứ mệnh sao Hỏa trước đây, chúng ta chỉ có một chiếc dù và nó buộc phải hoạt động".
Chiếc dù ASPIRE đã trải qua rất nhiều các bài thử nghiệm để đánh giá khả năng cân giữ tàu vũ trụ khi lần đầu tiếp xúc với bầu khí quyển của sao Hỏa.
Hồi tháng trước, NASA đã thử phóng tên lửa mang theo tàu vũ trụ và chiếc dù ASPIRE. Chưa đầy hai phút sau khi phóng tên lửa Black Brant IX vào ngày 7/9, một con tàu được tách ra và bắt đầu rơi trở lại bầu khí quyển Trái Đất ở độ cao 37km so với mặt đất. Khi cảm biến xác nhận tàu đạt được độ cao hợp lý, nó sẽ tiến hành bung dù với tốc độ khoảng 4/10 giây, tức gấp đôi tốc độ âm thanh.
Thử nghiệm dù ASPIRE.
Chiếc dù nặng khoảng 81kg và được làm từ sợi nylon cho độ bền chắc và dẻo dai tối đa.
Trong quá trình thử nghiệm, nhóm nghiên cứu đã tiến hành xem xét khả năng làm chậm tốc độ rơi của ASPIRE và phát hiện thấy, nó có thể chịu được trọng lượng tới 37 tấn, tức gấp 85% so với trọng lượng của tàu vũ trụ mà ASPIRE phải cân khi tiếp đất trên bề mặt Sao Hỏa.
Thử nghiệm ban đầu với ASPIRE rất thành công, do đó NASA tự tin rằng, nó cũng sẽ hoạt động tốt trong sứ mệnh Mars 2020. Theo dự kiến, sứ mệnh trên của NASA sẽ được khởi động vào tháng 7/2020.

Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)
Trong dải Ngân hà có một chòm sao trông tựa như một con ngỗng trời đang vươn thẳng cảnh bay. Đó là chòm sao Thiên nga. Chòm sao này cùng với chòm sao Thiên ưng và Thiên cầm hai bên bờ Ng&acir

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.
