NASA tìm thấy chất đường trong thiên thạch đâm vào Trái đất

Các thiên thạch đâm xuống Trái đất hàng tỷ năm nay đều chứa chất đường. Giới nghiên cứu cho rằng điều này ẩn chứa manh mối về sự sống ngoài hành tinh.

Hãng CNN dẫn thông cáo báo chí của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) ngày 19/11 cho hay nhóm nhà khoa học quốc tế đã tìm thấy chất đường "có bản chất sinh học" trong thiên thạch cũng như các hợp chất quan trọng về mặt sinh học khác.

Tiểu hành tinh – những khối đá quay quanh Mặt Trời và bay gần Trái đất – là cơ thể mẹ của hầu hết thiên thạch. Và giả thuyết mới nhất gợi ý rằng các phản ứng hóa học bên trong tiểu hành tinh có thể tạo ra những nguyên tố cần thiết của cuộc sống.


Hình ảnh thiên thạch Bennu chụp từ tàu vũ trụ OSIRIS-REx của NASA. (Ảnh: CNN).

Nhóm chuyên gia của NASA đã phân tích ba thiên thạch trong đó có một khối rơi xuống Australia năm 1969 và niên đại lên tới hàng tỷ năm. Khác với những lần nghiên cứu trước đó, nhóm khoa học gia sử dụng phương pháp chiết xuất khác biệt bằng axít hydrochloric và nước. Kết quả, họ tìm thấy một số loại đường như arabinose và xyloza và quan trọng nhất là ribose.

Ribose giữ một vị trí quan trọng trong hệ sinh học con người. Nó tồn tại trong các phân tử RNA, chuyển tín hiệu từ DNA để giúp xây dựng protein cho cơ thể. "Điều đáng chú ý là một phân tử mỏng manh như ribose có thể được tìm thấy trong vật chất cổ xưa như vậy", ông Jason Dworkin, đồng tác giả của nghiên cứu, cho biết.

Phát hiện về ribose cũng cho thấy RNA tiến hóa trước DNA, đem đến cho giới nghiên cứu một bức tranh rõ rệt hơn về cách thức sự sống hình thành.

Ông Yoshihiro Furukawa tại Đại học Tohoku (Nhật Bản), trưởng nhóm nghiên cứu chia sẻ: “Nghiên cứu này cung cấp bằng chứng trực tiếp đầu tiên về ribose trên vũ trụ và sự vận chuyển chất đường đến Trái đất. Chất đường ngoài hành tinh có thể đã góp phần vào sự hình thành RNA trên Trái đất thời tiền sinh vật – có thể dẫn đến nguồn gốc của sự sống”. 

Tất nhiên, có khả năng các thiên thạch bị nhiễm chất đường trên hành tinh của chúng ta song kết quả kiểm tra mới nhất cho thấy chúng bắt nguồn từ vũ trụ. Hiện tại, nhóm nghiên cứu sẽ tiếp tục phân tích các thiên thạch để kiểm tra lượng đường bên trong chúng cũng như cách chúng có thể ảnh hưởng đến sự sống trên Trái đất.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)

Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)

Trong dải Ngân hà có một chòm sao trông tựa như một con ngỗng trời đang vươn thẳng cảnh bay. Đó là chòm sao Thiên nga. Chòm sao này  cùng với chòm sao Thiên ưng và Thiên cầm hai bên bờ Ng&acir

Đăng ngày: 20/04/2025
Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Đăng ngày: 16/04/2025
Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Đăng ngày: 15/04/2025
Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Đăng ngày: 12/04/2025
Tổng quan về sao Hỏa

Tổng quan về sao Hỏa

Sao Hỏa còn gọi là: Hỏa Tinh, là hành tinh thứ tư tính từ Mặt Trời trong Thái Dương Hệ. Đôi khi hành tinh này còn được gọi tên là Hỏa Tinh.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News