NASA và ESA thử nghiệm chương trình bảo vệ Trái đất

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ NASA và Cơ quan Vũ trụ châu Âu ESA chuẩn bị thử nghiệm Chương trình bảo vệ hành tinh. Các nhà khoa học đã chọn tiểu hành tinh mà trên đó họ sẽ thực hiện thí nghiệm với vật va chạm nhằm ngăn chặn mối nguy hiểm tiềm tàng khi thiên thể va vào Trái đất.

Các nhà khoa học tham gia dự án AIDA (Asteroid Impact and Deflection Assessment) đã có cuộc gặp gỡ ở Geneve (Thụy Sĩ). Họ thảo luận về sứ mệnh tàu thăm dò Hayabusa 2 của Nhật Bản. Vào tháng 4/2019, con tàu này đã phóng đầu đạn về phía tiểu hành tinh Ryugu.

Kết quả của vụ bắn phá này là một hố va chạm có kích thước lớn hơn dự tính, còn vật chất trên bề mặt tiểu hành tinh vụn ra như cát.


Cuộc thử nghiệm va chạm đầu tiên sẽ được tiến hành trên tiểu hành tinh kép (65803) Didymos.

Kết quả thí nghiệm này có ý nghĩa quan trọng đối với thử nghiệm bảo vệ hành tinh trong khuôn khổ dự án AIDA. Các nhà khoa học phải biết chắc chắn rằng, quỹ đạo tiểu hành tinh sau khi va chạm với tàu vũ trụ sẽ thay đổi theo đúng kịch bản.

Có thể xảy ra tình huống là cuộc thử nghiệm không mang lại những kết quả mong muốn như trong quá trình mô phỏng trên máy tính và thực hiện thí nghiệm.

Chính vì vậy, các chuyên gia quyết định, cuộc thử nghiệm đầu tiên sẽ được tiến hành trên tiểu hành tinh kép Didymos (gồm 2 tiểu hành tinh là Didymos A và Didymos B luôn đi kèm với nhau).

Tàu vũ trụ robot trong vai trò vật va chạm DART (Double Asteroid Redirection Test) sẽ lao vào tiểu hành tinh Didymos B (tiểu hành tinh có kích thước nhỏ hơn, đường kính 160 m, quay xung quanh tiểu hành tinh lớn hơn Didymos A). Hệ thống tiểu hành tinh kép Didymos này ở không xa Trái đất.

Tàu vũ trụ DART sẽ lao vào Didymos B với vận tốc 23.760 km/h, làm giảm vận tốc của tiểu hành tinh này một chút, đủ để thay đổi quỹ đạo của nó.

Con tàu sẽ được phóng vào không gian vào tháng 7/2021 và va chạm với tiểu hành tinh vào tháng 9/2022. Ngay trước thời điểm va chạm, DART phóng tàu quan sát LICIA cube nhỏ.

Tàu này có nhiệm vụ theo dõi quá trình thử nghiệm va chạm và gửi ảnh về Trái đất. Các nhà khoa học cũng có thể quan sát hệ thống Didymos thông qua các kính viễn vọng đặt trên mặt đất.

Sau đó vào năm 2023, tàu vũ trụ Hera sẽ được phóng vào không gian, để đến năm 2027 bắt đầu quan sát tiểu hành tinh Didymos B và khi đó chúng ta nhận được dữ liệu chi tiết về cuộc thử nghiệm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tổng quan về sao Thiên Vương

Tổng quan về sao Thiên Vương

Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Đăng ngày: 15/05/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 08/05/2025
Phát hiện thêm

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người

Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Đăng ngày: 08/05/2025
Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?

Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Đăng ngày: 07/05/2025
Hành tinh

Hành tinh "siêu Trái Đất" có thể chứa sự sống

Một ngoại hành tinh ở cách 111 năm ánh sáng có thể là phiên bản lớn của Trái Đất với những điều kiện phù hợp cho sự sống.

Đăng ngày: 07/05/2025
Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Màu sắc thực sự của Mặt trời là gì?

Con người thường thấy Mặt Trời màu vàng nhưng thực chất, ngôi sao này phát ra ánh sáng mạnh nhất màu xanh.

Đăng ngày: 04/05/2025
Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Làm thế nào để nhìn thấy dải Ngân hà?

Dưới một bầu trời đêm quang đãng, không trăng và vắng ánh đèn thành phố, bạn sẽ thấy vẻ đẹp lộng lẫy của thiên hà.

Đăng ngày: 03/05/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News