Nauy sơn đen cánh quạt tuabin điện gió vì chim đua nhau cắm đầu vào tự tử

Đó là giải pháp được đưa ra và đã thực sự phát huy hiệu quả sau quá trình nghiên cứu kéo dài suốt 9 năm trời tại một trang trại điện gió ở Smola, Nauy.

Một điều hết sức đơn giản như sơn đen cánh quạt cũng có thể là mấu chốt giúp giảm thiểu số lượng chim bị giết mỗi năm bởi những tuabin điện gió. Theo một nghiên cứu được tiến hành tại một trang trại điện gió ở cao nguyên Smola, Nauy, sau khi thay đổi màu sắc một cánh quạt duy nhất trên tuabin từ trắng sang đen, số lượng chim lao đầu vào cánh quạt đã giảm đến 70%.

Điện gió đang được sử dụng ngày một rộng rãi hơn, và trong năm 2019, đã có hơn 60GW điện được tạo ra trên toàn cầu. Chỉ cần đặt các tuabin ở đúng vị trí, điện gió sẽ là một lựa chọn rẻ hơn nhiều so với việc sử dụng nhiên liệu hoá thạch. Và người ta cũng thích sống cạnh một trang trại điện gió hơn bất kỳ loại nhà máy điện nào - kể cả điện mặt trời.

Tuy nhiên, không phải ai cũng là fan của các tuabin điện gió, bởi những tác động của nó lên dân số các quần thể động vật bay như chim và dơi. Các chính trị gia tại Mỹ không ưa gì năng lượng tái tạo khi nói rằng chúng ta nên tiếp tục đào than đá và khai thác dầu mỏ bởi tỉ lệ tử vong đáng báo động của các loài chim, và Tổng thống Mỹ Donald Trump thì gọi các tuabin điện gió là "những nấm mồ của loài chim". Theo ước tính từ Cơ quan Cá và Động vật hoang dã Mỹ, xấp xỉ 300.000 con chim đã bị giết bởi các tuabin điện gió trong năm 2015 (thấp hơn hai lần so với số tử vong bởi va chạm vào đường dây diện mỗi năm), và số lượng chim chết bởi tuabin điện gió cũng đang có xu hướng giảm bởi ngày nay người ta đang dần chuyển sang sử dụng những loại cánh quạt lớn hơn, quay chậm hơn.

Trên thực tế, số lượng chim chết bởi tuabin điện gió có lẽ đã bị phóng đại, nhưng chúng vẫn xảy ra. Nhiều nghiên cứu trước đây đã nhận định loài chim có lẽ không thấy rõ các chướng ngại trong khi đang bay, và tạo ra những dấu hiệu về mặt thị giác như sơn màu các cánh quạt có thể sẽ giúp tăng cơ hội cho những chú chim tội nghiệp phát hiện ra một vật khổng lồ đang quay tít mù kia.

Nauy sơn đen cánh quạt tuabin điện gió vì chim đua nhau cắm đầu vào tự tử
Những cánh quạt sơn đen tại trang trại điện gió ở Smola, Nauy.

Tại trang trại điện gió Smola, khi kiểm tra 4 tuabin điện gió - mỗi tuabin cao 70m với 3 cánh quạt dài 40m - người ta đã phát hiện ra 6 thi thể của những chú đại bàng đuôi trắng từ năm 2006 đến 2013. Tổng cộng, 4 tuabin này đã giết chết 18 chú chim bay vào trong vòng 6 năm đó, cùng với 5 chú gà gô "ra đi" vì va chạm với trụ tuabin chứ không phải cánh quạt. (4 tuabin khác tại trang trại đã gây ra cái chết cho 7 chú chim, trừ gà gô, trong cùng khoảng thời gian đó).

Và do đó, trong năm 2013, một cánh quạt thuộc 1 trong 4 tuabin kia đã được sơn đen. Trong 3 năm tiếp theo, chỉ có 6 chú chim "ra đi" vì va chạm với cánh quạt. Trong khi đó, 4 tuabin khác dùng để so sánh (đã đề cập đến ở trên, không được sơn đen cánh quạt) có đến 18 vụ chim tử vong - tức sơn đen cánh quạt đã giúp giảm đến 71,9% tỉ lệ tử vong hàng năm của loài chim.

Khi tìm hiểu sâu hơn vào các dữ liệu thu được, người ta nhận thấy tỉ lệ chim chết còn tuỳ thuộc vào yếu tố mùa. Trong mùa xuân và mùa thu, số chim chết được ghi nhận tại các tuabin được sơn đen thấp hơn. Nhưng trong mùa hè, số chim chết tại các tuabin này lại tăng lên; và các nhà nghiên cứu nói rằng dù trong nghiên cứu này, số lượng tuabin khá ít cũng như thời gian nghiên cứu tương đối ngắn, nhưng cũng cho kết quả tương đương với những nghiên cứu lâu dài hơn, cả ở Smola và những nơi khác.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện bất ngờ: Hai cá thể rùa Hoàn Kiếm cùng nổi lên ở hồ Đồng Mô

Phát hiện bất ngờ: Hai cá thể rùa Hoàn Kiếm cùng nổi lên ở hồ Đồng Mô

Sau nhiều năm kiên trì theo dõi, nhóm bảo tồn của Chương trình Bảo tồn rùa Châu Á (ATP) đã chụp được bức hình có hai cá thể rùa Hoàn Kiếm ở hồ Đồng Mô.

Đăng ngày: 27/08/2020
Những “quái vật” đáng sợ nhất rừng Amazon

Những “quái vật” đáng sợ nhất rừng Amazon

Amazon là khu rừng nhiệt đới lớn nhất trên thế giới và là nơi trú ngụ của hơn 16.000 loài động vật lớn nhỏ, trong đó có những loài không thể tìm thấy ở nơi nào khác trên thế giới.

Đăng ngày: 27/08/2020
Cú mèo đối đầu rắn dữ, bị mổ vào mặt rồi bị đối thủ quấn chặt bất động: Kết cục ra sao?

Cú mèo đối đầu rắn dữ, bị mổ vào mặt rồi bị đối thủ quấn chặt bất động: Kết cục ra sao?

Con rắn đã tỏ ra vô cùng hung hăng khi đối đấu cú mèo, nó chủ động trong cuộc chiến và giành được lợi thế trước đối phương.

Đăng ngày: 26/08/2020
Giải mã bí mật về hổ Tasmania đã tuyệt chủng

Giải mã bí mật về hổ Tasmania đã tuyệt chủng

Trong trí tưởng tượng của nhiều người, hổ Tasmania được mô tả giống như một con quái vật đáng sợ từng rình rập ở vùng hoang dã Tasmania.

Đăng ngày: 26/08/2020
Giải mã 'viên ngọc' trên đầu hổ mang được cho là có công năng chữa trị thần kỳ

Giải mã 'viên ngọc' trên đầu hổ mang được cho là có công năng chữa trị thần kỳ

Rắn độc là nỗi sợ nguyên thủy của con người, do đó việc chữa trị những vết cắn của rắn cũng có không ít những phương thuốc dân gian được lan truyền.

Đăng ngày: 25/08/2020
Chú chim cánh cụt đáng yêu nhất

Chú chim cánh cụt đáng yêu nhất "Hệ Mặt trời", tự mang balo đi chợ mua cá

Vào năm 1996, kênh truyền hình Real TV đã thực hiện một bộ phim tài liệu ngắn về chú chim cánh cụt có tên là Lala (lúc này khoảng 10 tuổi) sống trong một ngôi làng nhỏ ở Nhật Bản.

Đăng ngày: 22/08/2020
Nọc độc của rắn hổ mang chúa mạnh như thế nào?

Nọc độc của rắn hổ mang chúa mạnh như thế nào?

Rắn hổ mang chúa là loài rắn thuộc họ rắn hổ, phân bố chủ yếu trong các vùng rừng nhiệt đới. Đây là loài rắn độc dài nhất thế giới, với chiều dài tối đa ghi nhận được trong tự nhiên là 7m.

Đăng ngày: 21/08/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News