Nepal kêu gọi giúp đo chiều cao Everest
Nepal đang kêu gọi các nhà đầu tư trên thế giới giúp họ một khoản tiền để đo chính xác độ cao của Everest, nhằm giải quyết tranh chấp kéo dài xung quanh nóc nhà thế giới.
>>> Không thể chinh phục Everest do... hết tuyết?
Everest được xem là nóc nhà của thế giới, nằm trên biên giới giữa hai nước Trung Quốc và Nepal. Chiều cao của ngọn núi này được chấp nhận từ trước là 8.848m. Con số này được Ấn Độ đưa ra trong khảo sát năm 1954, nhưng gần đây Trung Quốc và Nepal đang có bất đồng về chiều cao của ngọn núi này, chênh nhau khoảng vài mét.
Trung Quốc cho rằng đỉnh Everest thấp hơn 4m, vì bỏ qua lớp tuyết phủ trên đỉnh. Còn theo Nepal thì ngược lại, nên đo theo chiều cao của đỉnh tuyết, tức là cao hơn đá 4m.
Cơ quan Khảo sát Nepal hôm qua thông báo với AFP, họ đang tìm kiếm để có được các khoản trợ cấp từ các nhà tài trợ quốc tế và cộng đồng khoa học có chuyên môn trên toàn cầu.
"Đây là một phần trong dự án ba năm của chính phủ Nepal để giải quyết vấn đề tranh chấp về chiều cao của núi. Nhưng chúng tôi không phải lúc nào cũng có chuyên gia khoa học cũng như nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ đó", tổng giám đốc cơ quan khảo sát, ông Krishna Raj BC, nói.
Trước đó, Phát ngôn viên của chính phủ Nepal, Gopal Giri từng nói rằng, họ có thể tự đo chiều cao của Everest. Ông này cũng cho biết, Nepal sẽ thiết lập các trạm đo đạc tại ba địa điểm khác nhau bằng cách sử dụng hệ thống định vị toàn cầu (GPS).
Đã có hàng nghìn người lên đỉnh núi Everest kể từ khi Sherpa Tenzing Norgay và Edmund Hillary lần đầu tiên chinh phục nó vào năm 1953. Nhưng chiều cao chính xác của đỉnh núi vẫn còn là vấn đề tranh cãi từ lần đo đầu tiên năm 1856.
Tháng 5/1999, nhóm nhà khoa học Mỹ đã sử dụng công nghệ GPS ghi nhận chiều cao của Everest là 8.850m. Con số này được Hội địa lý quốc gia Mỹ sử dụng, còn Nepal không công nhận.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới
Không có những đợt phun trào đỏ ngầu dung nham, ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai ở châu Phi lại tuôn trào dòng nham thạch đen ấn tượng.
