Nepal ngừng tìm kiếm nạn nhân động đất

Không còn hy vọng tìm thấy các nạn nhân sống sót, chính phủ Nepal đã quyết định ngừng hoạt động tìm kiếm để chuyển sang công tác tái thiết, giúp những người còn sống vượt qua bao khó khăn, thiếu thốn hiện nay.

Nepal chấm dứt công tác tìm kiếm nạn nhân động đất

9 ngày sau khi xảy ra trận động đất kinh hoàng làm hơn 7.200 người thiệt mạng, chính phủ Nepal đã chính thức đề nghị các đoàn cứu hộ nước ngoài kết thúc hoạt động tìm kiếm và cứu nạn, do không còn hy vọng tìm thấy người sống sót trong các đống đổ nát.


Sau thảm hòa động đất, hàng triệu người dân Nepal đã mất trắng nhà cửa và đang cần sự giúp đỡ kịp thời để tái thiết cuộc sống (Ảnh: Irishtimes)

Chúng tôi đã quyết định chấm dứt công tác tìm kiếm các nạn nhân động đất và 34 đội cứu hộ nước ngoài đã được yêu cầu trở về nước”, Ngoại trưởng Nepal Mahendra Bahadur Pandey tuyên bố trong cuộc họp báo ngày 4/5 tại thủ đô Kathmandu với đại sứ của hơn 20 quốc gia.

Ngay sau khi xảy ra trận động đất kinh hoàng 7,9 độ richter ở Nepal hôm 25/4, hàng chục quốc gia đã cử các đội cứu hộ đến Nepal để giúp tìm kiếm những người sống sót.

Theo người đứng đầu ngành ngoại giao Nepal, có 76 đội cứu hộ và 70 đội y tế với hơn 4.050 nhân viên, 129 chó nghiệp vụ từ hơn 34 quốc gia đã đến tham gia công tác cứu hộ tại các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề do động đất.

Chúng tôi đánh giá cao sự hỗ trợ kịp thời và hiệu quả của cộng đồng quốc tế dành cho Nepal trong thời điểm khó khăn này nhưng giờ là lúc phải chuyển sang công tác tái thiết sau động đất”, Ngoại trưởng Pandey nói.

Đại diện Bộ Nội vụ Nepal vẫn kêu gọi những người có chuyên môn trong công tác tái thiết tiếp tục ở lại giúp đỡ quốc gia Nam Á này.

Họ đã có thể về nước, nhưng nếu có chuyên môn trong việc thu dọn các đống đổ nát thì họ có thể ở lại”, ông Rameshwor Dangal nêu rõ.

Để chuẩn bị cho công tác tái thiết, chính phủ Nepal đã thành lập Quỹ phục hồi và tái thiết (RRF) với mục tiêu quyên góp 2 tỷ USD. Chính phủ nước này cũng đã chuyển ngay 200 triệu USD cho quỹ và kêu gọi các nước chung tay giúp sức cho hàng nghìn người dân mất nhà cửa ở Nepal.

“Đóng góp từ cộng đồng quốc tế sẽ giúp ích đáng kể cho tiến trình phục hồi sau thảm họa động đất”, tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nepal khẳng định.

Liên minh châu Âu (EU) cho biết đã thông qua khoản hỗ trợ tài chính và viện trợ khẩn cấp trị giá 20 triệu euro giúp Nepal xử lý hậu quả trận động đất hôm 25/4 vừa qua.

Trong khi đó, Mỹ điều trực thăng quân sự tới Nepal tham gia công tác thăm dò, đánh giá thiệt hại động đất tại các vùng hẻo lánh và vận chuyển hàng cứu trợ. Trước mắt, 4 máy bay Osprey và 1 máy bay C-17 của Không quân Mỹ đã đáp xuống thủ đô Kathmandu hôm 3/5.

Theo thống kê, trận động đất mạnh 7,9 độ richter đã làm 7.276 người thiệt mạng, 14.362 người bị thương, phá hủy ít nhất 200.552 ngôi nhà và làm hư hại 186.285 ngôi nhà khác.

Trong số những người thiệt mạng có 58 người nước ngoài. Ngoài ra còn khoảng 52 người nước ngoài khác bị thương và 112 người mất tích.

Tuy nhiên, con số thương vong vẫn chưa dừng lại và có thể tăng lên tới 10.000 người.

Liên Hợp Quốc ước tính trận động đất ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống của khoảng 8 triệu trong số dân 28 triệu dân của Nepal./.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 18/04/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 17/04/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 16/04/2025
Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả

Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Đăng ngày: 13/04/2025
Vì sao biển thường có màu xanh?

Vì sao biển thường có màu xanh?

Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Đăng ngày: 11/04/2025
Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh

Với phần lớn diện tích đất nước thấp hơn mực nước biển, người Hà Lan đã tạo ra hệ thống đê biển vĩ đại nhất hành tinh

Hà Lan là một quốc gia nhỏ ở Tây Bắc Âu, có diện tích, đặc điểm địa lý và lịch sử khai phá khá tương đồng với đồng bằng sông Cửu Long.

Đăng ngày: 09/04/2025
Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?

Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?

Núi lửa đã gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến đời sống của những người đang sống trong vùng gần cửa miệng của hiện tượng này. Nhưng đã bao giờ bạn tử hỏi núi lửa là gì không?

Đăng ngày: 07/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News