Nếu ấm lên toàn cầu cứ tiếp diễn thì cà phê sẽ tuyệt chủng vào năm 2080
Nếu muốn còn có cà phê để uống thì con người phải ngừng ngay hành động tàn phá môi trường bởi các nhà khoa học dự đoán rằng nếu tình hình ấm lên toàn cầu cứ tiếp diễn như hiện tại thì tới năm 2050, ít nhất một nửa lượng đất trồng cà phê hiện tại sẽ không còn khả năng tạo ra những hạt cà phê đủ chất lượng. Và bạn nghĩ rằng thôi thì chấp nhận uống cà phê dở? Chưa hết đâu bởi tới năm 2080, nhiệt độ quá nóng có thể làm cho giống cây cà phê bị tuyệt chủng hoàn toàn khỏi tự nhiên.
Nếu tình trạng ấm lên toàn cầu cứ tiếp thì cây cà phê sẽ sớm bị tuyệt chủng.
Đó là kết luận từ báo cáo công bố bởi các nhà nghiên cứu thuộc Viện khí hậu Úc về tình hình môi trường toàn cầu và các tác động của nó tới con người. Mặc dù dự báo về sự thiếu hụt cà phê ở thời điểm vài thập kỷ nữa nhưng trên thực tế, các báo cáo gần đây đã chỉ ra rằng sản lượng cà phê đã bắt đầu suy giảm. Brazil, nguồn cung cấp gần 1/3 nhu cầu cà phê của thế giới đã chứng kiến sự sụt giảm đáng kể lượng cà phê trong 2 năm trở lại đây bởi tình hình hạn hán kéo dài.
Cho tới nay, mặc dù nhờ có những vụ mùa cà phê lớn tại những nơi khác trên thế giới đã góp phần bù đắp cho sự thiếu hụt này. Tuy nhiên các nhà khoa học cho rằng không thể mãi trông chờ vào điều này bởi đó cũng chính là hệ quả của điều kiện thời tiết bất thường. Mặt khác, sự sụt giảm sản lượng cà phê từ nguồn cung Brazil mặc dù chỉ tương đối nhỉ trong vòng vài năm qua nhưng đã dẫn tới sự tăng đột biến về giá của hạt cà phê lẫn nhưng thứ giả cà phê.
Và một giải pháp tất yếu mà các nhà nghiên cứu đưa ra không gì hơn là cùng nhau tìm ra giải pháp, hành động vì môi trường, ngăn chặn tình hình biến đổi khí hậu bằng các biện pháp tích cực và toàn diện hơn trước khi không còn cà phê để uống nữa.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Những điều bạn chưa biết về hiện tượng mặt trời giả
Hiện tượng Mặt Trời giả hay Mặt Trời ma, có tên khoa học là parhelion (số nhiều là parhelia). Đây là một hiện tượng khí quyển, là các đốm sáng, thường thấy trên các cạnh của Quầng bên cạnh Mặt Trời.

Vì sao biển thường có màu xanh?
Glenn Smith, giáo sư tại Viện Công nghệ Georgia (Mỹ), đã giải thích vấn đề này như sau: nước biển thật ra không màu nhưng do nó phản chiếu màu xanh của bầu trời nên chúng ta thường thấy chúng có màu xanh, do vậy lúc bầu trời có nhiều đám m&ac

Núi lửa là gì? Núi lửa được hình thành như thế nào?
Núi lửa đã gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến đời sống của những người đang sống trong vùng gần cửa miệng của hiện tượng này. Nhưng đã bao giờ bạn tử hỏi núi lửa là gì không?
