Nếu một vệ tinh "triệu đô" đột nhiên biến mất, NASA sẽ làm gì?

Mỗi vệ tinh hay tàu thăm dò được phóng lên vũ trụ đều tiêu tốn của NASA tới hàng triệu đô la. Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra nếu như chúng mất liên lạc?

Trải qua hơn một nửa thế kỷ phát triển, ngành khoa học hàng không vũ trụ đã đạt được nhiều bước tiến đáng kể.

Trong đó phải nhắc đến việc NASA, ESA và một số tổ chức đã phóng đi hàng loạt vệ tinh, tàu thăm dò... vào khoảng không đen kịt rộng lớn bên ngoài Trái đất.

Mỗi con tàu như vậy có thể tiêu tốn hàng triệu đô la, và đó là khoản tiền cần thiết để đem tri thức từ vũ trụ về cho nhân loại. Tuy nhiên, điều gì sẽ xảy ra nếu như một trong những vệ tinh/tàu thăm dò ấy đột nhiên mất tích? Nếu như con tàu đã đi xa hàng triệu km, vượt quá khả năng quan sát của kính thiên văn, nhân loại có thể làm gì?

Nếu một vệ tinh triệu đô đột nhiên biến mất, NASA sẽ làm gì?
Điều gì sẽ xảy ra nếu như một trong những vệ tinh/tàu thăm dò đột nhiên mất tích?

Một vệ tinh thế nào thì được gọi là "mất tích"?

"Mất tích" ở đây được hiểu là "mất liên lạc", khi tín hiệu từ vệ tinh hoặc tàu thăm dò đột nhiên biến mất. Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc chúng ta không biết nó đang ở đâu. Do hành trình đã được thiết lập sẵn, các chuyên gia hoàn toàn có thể tính toán và dự đoán được vị trí của vệ tinh sau khi mất tích.

Tính toán có thể không hoàn hảo! Đến một thời điểm nào đó, con tàu hoàn toàn có thể đi chệch hướng tính toán của chúng ta.

Vậy nên, NASA đã phải xây dựng một hệ thống radar liên hành tinh cực mạnh, với khả năng truy tìm các tiểu hành tinh từ khoảng cách hàng triệu dặm. Đến khi tìm được, họ có thể tìm cách kết nối lại thông qua các sóng radio phát ra.

Nếu một vệ tinh triệu đô đột nhiên biến mất, NASA sẽ làm gì?
Radar liên hành tinh.

Tuy nhiên, khi tất cả trở nên vô hiệu, đó là lúc con tàu đã biến mất vĩnh viễn. Trên thực tế thì điều này xảy ra khá thường xuyên, từ con tàu Zond 3 của Liên Xô mất tích trên đường đến sao Hỏa, đến tàu Mars Climate Orbiter của NASA biến mất do sai lầm trong tính toán. Rốt cục, một còn tàu vũ trụ mất tích là quá nhỏ bé, trong khi vũ trụ thì thực sự vĩ đại.

Nhưng cũng có những trường hợp vệ tinh và con người tìm về được với nhau. Ví dụ như vệ tinh ISEE-3 của NASA đã mất tích hơn 17 năm, nhờ nỗ lực không ngừng của các chuyên gia mà kết nối lại được với nhau "như chưa hề có cuộc chia ly".

Nếu một vệ tinh triệu đô đột nhiên biến mất, NASA sẽ làm gì?
Vệ tinh ISEE-3 mất tích suốt 17 năm, thế rồi lại liên lạc với con người.

Tóm lại thì giờ đây, mỗi khi phóng đi bất kỳ vệ tinh hay tàu thăm dò nào - dù chỉ là lên trạm vũ trụ quốc tế ISS, NASA cũng trang bị rất nhiều phương pháp liên lạc khác nhau. Điều này để hạn chế rủi ro "đốt nhầm" vài triệu đô, chỉ vì bộ phận liên lạc bị lỗi.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Công bố bản đồ lịch sử vũ trụ lớn nhất từ trước tới nay

Công bố bản đồ lịch sử vũ trụ lớn nhất từ trước tới nay

Một nhóm các nhà thiên văn học quốc tế thuộc Dự án thăm dò bầu trời kỹ thuật số Sloan (SDSS) đã tạo ra bản đồ quy mô lớn đầu tiên về cấu trúc của vũ trụ.

Đăng ngày: 29/05/2017
Quang cảnh tuyệt vời khi bạn bước chân ra ngoài vũ trụ

Quang cảnh tuyệt vời khi bạn bước chân ra ngoài vũ trụ

Chắc chắn đây là quang cảnh mà có thể cả đời bạn cũng không tận mắt xem được.

Đăng ngày: 29/05/2017
Hé lộ

Hé lộ "nhà thám hiểm" sẽ lên sao Hỏa năm 2020

Sau thời gian dài chờ đợi, Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cuối cùng cũng công bố hình ảnh đầu tiên về robot tự hành thám hiểm sao Hỏa thế hệ mới.

Đăng ngày: 29/05/2017
New Zealand: Phóng thử nghiệm thành công tên lửa đẩy Electron

New Zealand: Phóng thử nghiệm thành công tên lửa đẩy Electron

Hãng hàng không vũ trụ tư nhân Rocket Lab đã phóng thử nghiệm thành công tên lửa đẩy Electron của hãng này lên vũ trụ từ một cơ sở của công ty này ở New Zealand.

Đăng ngày: 29/05/2017
Kế hoạch

Kế hoạch "chạm vào Mặt trời" của NASA sẽ được tiến hành như thế nào?

Lần đầu tiên, con người chính thức... chinh phục Mặt trời, và nghiên cứu lần này sẽ đem lại những kết quả bất ngờ.

Đăng ngày: 29/05/2017
Những điều thú vị mà bạn chưa biết về ngôi sao phương Bắc 25.800 năm tuổi

Những điều thú vị mà bạn chưa biết về ngôi sao phương Bắc 25.800 năm tuổi

Sao Bắc Cực (SBC) không phải là ngôi sao sáng nhất mà chỉ độ sáng của nó chỉ ở mức trung bình. Trong bảng xếp hạng các sao sáng nhất, SBC thậm chí không lọt được vào top 40 mà chỉ đứng thứ 48.

Đăng ngày: 28/05/2017
Chùm năng lượng kỳ lạ di chuyển nhanh hơn vận tốc ánh sáng

Chùm năng lượng kỳ lạ di chuyển nhanh hơn vận tốc ánh sáng

Một chùm plasma kỳ lạ trong vũ trụ có những đặc điểm trái ngược với các quy luật vật lý khi dường như di chuyển nhanh hơn vận tốc ánh sáng.

Đăng ngày: 28/05/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News