New Zealand tuyên bố đảo di sản Antipodes sạch bóng chuột

Dự án bảo tồn trên hòn đảo được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới đã tiêu diệt hơn 200.000 con chuột phá hoại hệ sinh thái.

Tờ New Zealand Herald ngày 21/3 dẫn lời Bộ trưởng Bảo tồn New Zealand Eugenie Sage cho biết hòn đảo Antipodes gần Nam Cực đã không còn chuột đe dọa hệ sinh thái độc đáo.

New Zealand tuyên bố đảo di sản Antipodes sạch bóng chuột
Một loài hải âu trên đảo Antipodes của New Zealand.

Nỗ lực bảo vệ hòn đảo được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới được tiến hành từ năm 2014 với dự án “Chuột triệu đô”.

Trong khuôn khổ chiến dịch, khoảng 65 tấn mồi được trực thăng thả xuống đảo vào năm 2016. Sau đó, 13 nhóm tác chiến trên mặt đất đã tiến hành chiến dịch kéo dài 75 ngày nhằm tiêu diệt số chuột còn sót lại.
Theo bà Sage, dự án đã tiêu diệt hơn 200.000 con chuột; đội kiểm tra mới đây truy tìm trên đảo suốt 1 tháng và không thấy dấu vết của chúng.

Loài gặm nhấm này là sinh vật ngoại lai và gây xáo trộn sự sống trên hòn đảo rộng 2.100 ha vì chúng săn chim non, trứng, côn trùng và hạt.

“Đây là tin tức vô cùng trọng đại cho giới bảo tồn ở New Zealand cũng như trên toàn thế giới”, bà Sage vui mừng thông báo.

Theo Bộ Bảo tồn, giờ đây sự sống trên đảo đã có thể phát triển như trước. Đảo có hơn 150 loài côn trùng, trong đó 17% là loài đặc hữu ở Antipodes, cùng 21 loài chim biển, 4 loài chim đặc hữu và 21 loài thực vật quý hiếm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Nước biển được giữ lại trên Trái đất là nhờ lực hấp dẫn, Mặt trăng và Mặt trời cũng có lực hấp dẫn đối với trái đất. Đặc biệt, Mặt trăng hút một khối lượng nước trên bề mặt đại dương.

Đăng ngày: 25/03/2018
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 25/03/2018
Bão đêm nhìn từ máy bay ở Mỹ

Bão đêm nhìn từ máy bay ở Mỹ

Thời tiết cực đoan gây ra thiệt hại trên diện rộng ở miền đông nam nước Mỹ khi các cơn bão mạnh kèm lốc xoáy quét qua vào hôm 19/3.

Đăng ngày: 22/03/2018
20.000 nhà khoa học đồng loạt cảnh báo về số phận của nhân loại

20.000 nhà khoa học đồng loạt cảnh báo về số phận của nhân loại

Tương lai của nhân loại là gì? Có thể là những thăng hoa tiện dụng nhờ vào công nghệ phát triển. Tuy nhiên, viễn cảnh ấy chỉ có thể xảy ra nếu như Trái đất không bị hủy diệt.

Đăng ngày: 21/03/2018
Tường cây - giải pháp làm xanh đô thị hiện đại

Tường cây - giải pháp làm xanh đô thị hiện đại

Khái niệm “tường cây” chẳng còn xa lạ khi trên thế giới các công trình kiến trúc xanh này đã rất phổ biến.

Đăng ngày: 19/03/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News