Nga bắt đầu khám phá vệ tinh của Sao Hỏa
Nga đã phóng một tàu vũ trụ với sứ mệnh khám phá vệ tinh Phobos của sao Hỏa hôm 8/11. Đây là lần đầu tiên Nga tiến hành sứ mệnh khám phá ngoài quỹ đạo Trái đất kể từ giữa những năm 1990.
>>> Video: Phóng thành công tàu thăm dò Phobos-Grunt
Tàu thăm dò không người lái Phobos-Grunt được phóng từ sân bay vũ trụ Baikonur ở Kazakhstan, vào 20h16 (giờ GMT) ngày 8/11. Nhiệm vụ chính của Phobos-Grunt là lấy các mẫu vật chất từ vệ tinh Phobos của sao Hỏa và mang chúng trở về Trái đất vào năm 2014. Những mẫu vật chất này có thể sẽ giúp các nhà khoa học hiểu hơn về thời kỳ đầu hình thành của sao Hỏa và Hệ mặt trời.
Tàu thăm dò Phobos-Grunt rời khỏi bệ phóng ở sân bay vũ trụ Baikonur (Kazakhstan)
Với dự án trị giá 163 triệu USD này, Nga đã chính thức trở lại cuộc đua với Mỹ trong lĩnh vực khám phá các địa điểm sâu trong vũ trụ sau hơn 1 thập kỷ trì hoãn do thiếu kinh phí và nhiều lần phóng thất bại.
Nga đã phóng tàu thăm dò sao Hỏa Phobos 1 và Phobos vào tháng 7/1988, nhưng hai sứ mệnh này đã thất bại. Năm 1996, Nga tiếp tục phóng tàu thăm dò Mars 96, nhưng tàu rơi xuống Thái Bình Dương ngay sau khi rời bệ phóng.
“Sứ mệnh khám phá vệ tinh Phobos có thể giúp Nga lấy lại được sự tín nhiệm”, ông Roald Sagdeev, cựu giám đốc Viện nghiên cứu vũ trụ Nga (IKI), cho biết. “Đây là bước khởi đầu để Nga tiến hành những sứ mệnh quốc tế có quy mô lớn hơn.”
Theo kế hoạch, tàu thăm dò không người lái Phobos-Grunt sẽ bay quanh quỹ đạo của sao Hỏa vào mùa thu năm 2012. Một tháng sau đó, nó sẽ thả thiết bị thu thập mẫu vật chất xuống bề mặt của Phobos – một vệ tinh hình củ khoai tây có chiều dài 27km.
Trong sứ mệnh lần này, tàu Phobos-Grunt cũng mang theo nhiều loại vi khuẩn để thí nghiệm chúng sống như thế nào trong hành trình dài ngày.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.
