Nga chế tạo vận tải cơ lưỡng cư trọng lượng... 1.000 tấn
Các nhà thiết kế Nga đang bắt tay chế tạo một chiếc máy bay lưỡng cư siêu lớn có trọng lượng cất cánh tối đa hơn 1.000 tấn, dịch vụ báo chí của Tập đoàn chế tạo máy bay thống nhất vừa cho biết.
Công ty Beriev là đơn vị chịu trách nhiệm thực hiện dự án đầy tham vọng và có phần viễn tưởng này. Chiếc máy bay như vậy có thể vận chuyển hàng hóa và hành khách trên một khoảng cách lớn, ở độ cao và tốc độ vốn có của máy bay, nó có thể sử dụng cơ sở hạ tầng giao thông của các cảng hàng không hiện tại.
Beriev chưa giải thích rõ về dự án, tuy nhiên trong quá khứ, công ty đã từng công bố khái niệm Be-2500 - một thủy phi cơ siêu nặng với trọng tải tối đa theo kế hoạch lên tới 1.000 tấn, trọng lượng cất cánh tối đa 2.500 tấn, sải cánh 125,5 m, chiều dài 115,5 m, tốc độ tối đa 800 km và phạm vi hoạt động dự kiến là 16.000 km.
Ý tưởng siêu vận tải cơ lưỡng cư với trọng lượng cất cánh tối đa 1.000 tấn của Nga.
Được biết công việc thiết kế sơ bộ của chiếc Be-2500 đã được bắt đầu vào những năm 1980, máy bay nhiều khả năng sẽ chia sẻ một số nguyên tắc thiết kế với Ekranoplan lớp Lun "Quái vật biển Caspian" như động cơ gắn gần buồng lái.
Ekranoplan là phương tiện đặc biệt của của Liên Xô, nó được thiết kế để lướt trên mặt nước nhờ "hiệu ứng mặt đất". Tuy nhiên không giống như Ekranoplan, khái niệm Be-2500 được thiết kế để có thể hoạt động ở cả chế độ bay cao và bay là là mặt đất.
Dự án Be-2500 đã bị chìm theo sự tan rã của Liên bang Xô Viết, tuy nhiên hiện tại nó đang đứng trước cơ hội được quay trở lại nhất là khi nền khoa học công nghệ đã có quá nhiều thay đổi so với cách đây 40 năm.
Theo đánh giá, một phương tiện như trên bị xem như sản phẩm viễn tưởng hơn là thực tế.
Mặc dù vậy có nhiều ý kiến cho rằng chương trình chế tạo phương tiện trên vẫn quá viễn tưởng, khi một chiếc máy bay có trọng lượng cất cánh tối đa sánh ngang với một tàu hộ vệ tên lửa hạng trung.
Ngoài ra vấn đề kinh phí cũng được xem là một trở ngại rất lớn, ước tính ngân sách Nga sẽ phải chi ra số tiền khổng lồ mà hiệu quả thu lại được chưa chắc đã xứng dáng với những gì đã đầu tư.

Vật liệu nhẹ nhất thế giới, nhẹ hơn cả không khí nay đã có thể in 3D
Việc có thể in 3D thành công sử dụng loại vật liệu nhẹ nhất thế giới - graphene aerogel hứa hẹn sẽ mở ra một chương mới cho ngành công nghiệp vật liệu.

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu
Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo
Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ
Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.

Công nghệ tàng hình là gì? Nó hoạt động thế nào?
Bạn đã từng nghe đến máy bay tàng hình, tàu ngầm tàng hình nhưng bạn có biết nghĩa của tàng hình ở đây thực sự là gì?

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano
Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).
