Nga chính thức đưa người lên Mặt Trăng
Cơ quan Vũ trụ Nga (Roscosmos) hôm thứ Sáu (27/4) chính thức tuyên bố sẽ đưa người lên Mặt trăng vào năm 2030.
>>> Nga hoãn một năm sứ mệnh Mặt Trăng Luna-Glob
Theo bản kế hoạch chiến lược không gian của Nga đăng tải trên website của Rososmos, Mát-cơ-va đã lên kế hoạch các hoạt động thăm dò không gian sẽ được thực hiện trong các giai đoạn 2015, 2020, 2030 và sau năm 2030.
Theo đó, Roscosmos vẫn tiếp tục sử dụng một tàu vũ trụ không người lái để khám phá chị Hằng năm 2015 đồng thời gửi tàu vũ trụ có người lái lên Mặt Trăng vào năm 2030.
Nga sẽ đưa tàu vũ trụ có người lái lên Mặt trăng năm 2030 (Ảnh: Ria Novosti)
Năm 2020, Nga cũng sẽ đưa Luna-Glob (Lunar Sphere) và Luna-Resurs, 2 tàu vũ trụ không người lái lên nghiên cứu Mặt trăng. Tuy nhiên, thời gian khởi hành chưa được ấn định vì các chuyên gia đang xem xét lại công nghệ lắp đặt 2 con tàu này. Được biết, Luna-Glob và Luna-Resurs sử dụng công nghệ tương tự với Phobos Grunt, tàu vũ trụ được thiết kế để lấy mẫu đất đá từ một vệ tinh của Sao Hỏa song không thể kích hoạt được động cơ đẩy để thoát khỏi quỹ đạo của Trái đất sau khi được phóng lên. Theo các chuyên gia, công nghệ này không có khả năng bảo vệ con tàu khỏi sự tấn công của bức xạ vũ trụ.
Cuối tháng 1 vừa qua, GĐ Cơ quan Vũ trụ Nga, ông Vladimir Popovkin tiết lộ kế hoạch sẽ thiết lập một cơ sở nghiên cứu có người lái trên Mặt trăng với các đối tác Châu Âu hoặc khởi động một trạm nghiên cứu trên quỹ đạo. “Hiện Nga đang phát triển “hệ thống vận chuyển có người lái đầy triển vọng” để đưa lên Mặt trăng”, ông Vladimir Popovkin nói.
Tham khảo: Ria Novosti

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Vũ trụ có mùi gì?
Từ lâu, các nhà du hành vũ trụ sau những chuyến đi của mình thường nhắc đến một thứ mùi thơm đặc biệt xuất hiện bên ngoài không gian bao la.
