Nga chuẩn bị phóng tàu chở người nhanh nhất lịch sử lên trạm ISS
Một tàu vũ trụ Soyuz của Nga – dự kiến đưa người lên Trạm Không gian Quốc tế (ISS) trong khoảng thời gian kỷ lục – đã được đặt vào bệ phóng.
Tàu Soyuz MS-17 được đặt vào bệ phóng ngày 11/10. (Ảnh: Roscosmos)
Kế hoạch bay của tàu chở phi hành đoàn lần này dự kiến chỉ mất hơn 3 giờ để hoàn thành.
Theo kênh truyền hình RT, công tác chuẩn bị cho sự kiện phóng đang được thực hiện ở bệ phóng số 31 thuộc sân bay vũ trụ Baikonur (Kazakhstan). Trong thông báo mới nhất, cơ quan hàng không vũ trụ Nga Roscosmos cho biết tên lửa Soyuz-2.1a và tàu vũ trụ Soyuz MS-17 chở người đã được vận chuyển ra khỏi xưởng lắp ráp vào sáng 11/10.
Sau khi tách khỏi tên lửa phóng, tàu vũ trụ chở ba nhà phi hành sẽ phóng thẳng tới ISS. Mặc dù đây là nhiệm vụ thường kỳ song chuyến đi này mang dấu ấn lịch sử khi rút ngắn thời gian di chuyển. Kế hoạch bay của tàu chở phi hành đoàn lần này gồm hai vòng quỹ đạo trước khi lắp ráp với ISS và chỉ mất hơn 3 giờ để hoàn thành.
Thông thường, các chuyến phóng tàu vũ trụ chở người lên ISS yêu cầu khoảng sáu giờ kể từ khi cất cánh đến lúc tiếp xúc với trạm không gian. Trước đây, chuyến bay nhanh nhất trong lịch sử thuộc về đội bay của tàu Progress MS-09 năm 2018, khi chỉ mất 3 tiếng 40 phút.
Phi hành đoàn lên ISS trong ngày 14/10 tới bao gồm hai phi hành gia người Nga Sergey Ryzhikov và Sergey Kud-Sverchkov cùng phi hành gia người Mỹ Kathleen Rubins.

Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)
Trong dải Ngân hà có một chòm sao trông tựa như một con ngỗng trời đang vươn thẳng cảnh bay. Đó là chòm sao Thiên nga. Chòm sao này cùng với chòm sao Thiên ưng và Thiên cầm hai bên bờ Ng&acir

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết
Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?
Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ
Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!
Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời
Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.
