Nga có thể ‘giết chết’ Trái đất

Các nhà khoa học thế giới dự báo nước Nga sẽ có lỗi lớn trong cái chết của Trái đất nếu không tìm ra được biện pháp kịp thời và hiệu quả.

Loài người đang bị đe doạ nghiêm trọng trong việc phát thải khí methane, mà Siberia có trữ lượng vô cùng lớn. Loại khí nguy hiểm ấy sẽ bao phủ toàn bộ hành tinh và đưa thế giới đến ngày tận thế. Các chuyên gia Nga và Mỹ là những người đầu tiên lo lắng chuyện này.

Nga có thể ‘giết chết’ Trái đất
Khi methane cháy bùng từ những lỗ rò khí cấm lửa.

Hàng tỷ tỷ tấn methane đang nằm yên trong mỏ dưới các lớp bùn đóng băng ở Tây Siberia. Thập kỷ vừa qua băng bắt đầu tan chảy, kể cả tại những vùng xưa nay được gọi là “vùng băng giá vĩnh cửu".

Khí metan bị “nhốt” dưới các lớp băng đó sẽ “lách": qua những khe hở để thoát ra ngoài. Hàng năm khoảng 4 triệu tấn methane đi vào khí quyển.

Methane là chất khí ảnh hưởng đến hiệu ứng nhà kính lớn gấp 25 lần khí cacboníc. Hàm lượng của nó trong không khí càng cao bao nhiêu thì băng tan càng nhiều bấy nhiêu và lượng chất khí này thoát ra càng lớn bấy nhiêu.

10.000 năm trước tại các vùng này, những con voi mamut còn bị đông cứng lại và bị vùi dưới lớp băng dày, đến mức thịt của chúng còn tươi như thỉ ướp đông lấy ra từ tủ lạnh.

Trong nửa thế kỷ qua, nhiệt độ trung bình của Siberia tăng lên 3 độ C. Trong các thập kỷ tới các trận lụt lớn sẽ đe doạ các thành phố ven biển. Chúng sẽ huỷ hoại ngành nông nghiệp và làm nguồn nước ngọt bị nhiễm mặn.

Khí thiên nhiên làm nên sự giàu có của nước Nga ngày nay, đóng góp lớn vào ngân sách quốc gia đang trở thành một mối lo lắng, đòi hỏi cấp bách các nhà khoa học phải nghĩ ra được các biện pháp kịp thời và hiệu quả. Nếu không, nói một cách hình ảnh, những mỏ khí methane tại Siberia sẽ là những “quả bom hẹn giờ” để huỷ diệt Trái đất.

Tuy nhiên, người ta chưa có đủ số liệu để tính toán chính xác “giờ G” nào đó là bao lâu nữa mà đây mới là một cảnh báo để các nhà khoa học tập trung vào việc tìm ra biện pháp.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Nước biển được giữ lại trên Trái đất là nhờ lực hấp dẫn, Mặt trăng và Mặt trời cũng có lực hấp dẫn đối với trái đất. Đặc biệt, Mặt trăng hút một khối lượng nước trên bề mặt đại dương.

Đăng ngày: 25/03/2018
Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017

Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017

Trời rét nhẹ về đêm và sáng, ban ngày hửng nắng là kiểu thời tiết chủ đạo trong ngày Tết Nguyên đán Đinh Dậu 2017 ở miền Bắc. Ở miền Nam và miền Trung cũng sẽ khô ráo, thuận lợi cho du xuân đón năm mới.

Đăng ngày: 25/01/2017
Núi lửa Triều Tiên có thể thức tỉnh, gây thảm họa diệt vong

Núi lửa Triều Tiên có thể thức tỉnh, gây thảm họa diệt vong

Các chuyên gia cảnh báo một vụ phun trào có thể xảy ra ở núi lửa Paektu, Triều Tiên với sức tàn phá trên toàn cầu.

Đăng ngày: 24/01/2017
Công bố phương pháp có thể dọn sạch phóng xạ ở Fukushima

Công bố phương pháp có thể dọn sạch phóng xạ ở Fukushima

Một nhóm các nhà khoa học vừa công bố phương pháp mới đầy hứa hẹn có thể dọn sạch những tàn dư phóng xạ ở Fukushima sau vụ thảm họa hạt nhân năm 2011.

Đăng ngày: 23/01/2017
Tuyết rơi giữa mùa hè ở New Zealand

Tuyết rơi giữa mùa hè ở New Zealand

Du khách tại một khu nghỉ mát ở New Zealand đã rất sửng sốt khi chứng kiến khung trời trắng xóa tuyết ngay giữa mùa hè.

Đăng ngày: 23/01/2017
Nguồn gốc màu sắc rực rỡ như cầu vồng của núi thiêng ở Peru

Nguồn gốc màu sắc rực rỡ như cầu vồng của núi thiêng ở Peru

Ngọn núi Ausangate, Peru với nhiều dải màu rực rỡ là một trong những kỳ quan tự nhiên đẹp nhất thế giới.

Đăng ngày: 23/01/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News