Nga công bố chạy đua xây trạm không gian Mặt trăng
Chuẩn bị bước sang thập niên thứ 3 của thế kỷ 21, nhân loại một lần nữa rục rịch quay lại Mặt trăng. Lần này ai sẽ tới đích đầu tiên?
Theo Hãng tin RIA Novosti, ông Evgeniy Mikrin - tổng công trình sư các tổ hợp có người lái của Nga, đề xuất xây trạm không gian quốc gia đầu tiên của Nga trên quỹ đạo Mặt trăng vào năm 2025.
Theo tài liệu "Lộ trình thực hiện chương trình Mặt trăng" do ông Mikrin trình bày tại hội thảo kỷ niệm 20 năm Trạm không gian quốc tế diễn ra tuần trước ở Matxcơva, mođun cơ sở của trạm không gian Mặt trăng sẽ được phóng vào thời điểm cuối năm 2025, tức 7 năm nữa.
Một ý tưởng thiết kế trạm không gian trên quỹ đạo Mặt trăng - (Ảnh: CBC).
Trong năm tiếp theo, tức 2026, phi thuyền không gian từ Trái đất sẽ tiếp tục chở các mođun cất - hạ cánh để các phi hành gia có thể đổ bộ xuống bề mặt vệ tinh gần nhất của địa cầu.
Trước đó, Nga dự kiến xây trạm Mặt trăng trong khoảng thời gian từ năm 2030 đến 2035. Như vậy công bố của ông Evgeniy Mikrin là việc tiết lộ thời điểm cụ thể được đề xuất và sớm hơn nhiều so với kế hoạch ban đầu.
Theo tổng công trình sư Mikrin, trạm Mặt trăng bao gồm nhiều mođun lắp ghép lại với nhau, các mođun này sẽ được thử nghiệm trước trên quỹ đạo Trái đất trong giai đoạn Nga hoàn thành phần đóng góp của mình cho Trạm không gian quốc tế.
Riêng mođun cơ sở sẽ được thiết kế dựa trên modun chính của Trạm quốc tế với các trạm nối, mođun năng lượng và modun đẩy.
Theo RIA, lãnh đạo Cơ quan Vũ trụ Nga (Roscosmos) - ông Dmitri Rogozin, thông báo trong 3 tháng tới, cơ quan này sẽ bắt tay cùng Viện hàn lâm Khoa học Nga vạch ra "kim chỉ nam" cho chương trình Mặt trăng dựa trên đóng góp của các ý kiến khoa học.
Trong một diễn biến khác, trong khuôn khổ bản ghi nhớ ký kết giữa Roscosmos và Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA), công tác thiết kế trạm không gian Mặt trăng thuộc dự án "Deep Space Gateway" cũng đang được tiến hành song song.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.
