Nga giải mật vật thể "E" thám hiểm Mặt trăng
Cơ quan vũ trụ LB nga - Roscosmos đã giải mật các tài liệu về chương trình “Mặt Trăng” đầu tiên của Liên Xô.
Nga lên kế hoạch lập căn cứ thám hiểm thường trực trên Mặt trăng. (Ảnh: sputniknews.com).
Trong số các tài liệu được giải mật lần này, đáng chú ý là quyết định số 343-166 ngày 20/3/1958 của Chính phủ Liên Xô, xác định việc phát triển thiết bị vũ trụ đầu tiên bay lên Mặt trăng, ký hiệu là các vật thể "E", “đảm bảo đạt vận tốc vũ trụ thứ hai và hạ xuống Mặt trăng (phương án 1), cũng như bay quanh Mặt Trăng (phương án 2)”, đồng thời quy định thời điểm chuẩn bị và phóng lần đầu tiên là tháng 10/1958.
Một thông tin khác cho biết ngày 22/5/1958, công trình sư Sergei Korolev đã phê duyệt dữ liệu ban đầu các thông số chính tầng thứ 3 của tên lửa R-7 để phóng vật thể “E”, vốn được cho là được phát triển theo 2 phiên bản động cơ đẩy tầng 3 khác nhau – phiên bản 1 (sản phẩm 8K72) được lên kế hoạch trang bị động cơ RO5-154, trong khi phiên bản 2 (sản phẩm thứ 8K73) sẽ sử dụng động cơ 8D711.
Được phóng đi ngày 2/1/1959, Luna-1 trở thành vật thể nhân tạo đầu tiên trên thế giới đạt vận tốc vũ trụ thứ 2, vượt qua lực hấp dẫn của Trái Đất và trở thành vệ tinh nhân tạo của Mặt Trời. Được phóng đi ngày 12/9/1959, Luna-2 trở thành vật thể nhân tạo đầu tiên trên thế giới hạ cánh xuống Mặt Trăng.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.
