Nga phát triển hệ thống biến hơi thở thành nước

Hệ thống mới do các nhà nghiên cứu Nga chế tạo có thể biến khí CO2 trong trạm vũ trụ hoặc tàu vũ trụ thành khí methan và nước.

Viện nghiên cứu và thiết kế công nghệ hoá học (NIIKhimMash), đơn vị nghiên cứu hàng đầu của Nga về thiết bị hỗ trợ cuộc sống trong không gian, xác nhận kế hoạch phát triển một hệ thống biến đổi CO2 thành nước, theo Sputnik News. Viện đang phát triển hệ thống tái tạo nước cùng với các dự án khác, bao gồm nhà tắm, nhà xông hơi, bồn rửa, máy giặt, hệ thống nước sinh hoạt và nước uống.


Hệ thống Vozdukh đang được sử dụng để loại bỏ CO2 trên Trạm Vũ trụ Quốc tế. (Ảnh: Twitter).

Trong không gian kín, lượng CO2 từ hơi thở của các nhà phi hành gia không nên vượt quá 0,5 % thể tích không khí (trên mặt đất con số này là 0,03 %). Quá nhiều CO2 sẽ dẫn đến khó chịu, suy giảm thể lực, đau đầu và làm giảm khả năng tập trung. Nồng độ CO2 từ 13 % sẽ gây tử vong cho con người.

“Con người có thể làm việc khi nồng độ CO2 ở dưới giới hạn nhất định”, Margarita Levinskh, chuyên gia của viện, giải thích. “Quá ngưỡng đó, khi cơ thể tích trữ lượng CO2 dư thừa và không thể làm việc, chứng tăng anhidrit cacbonic huyết xảy ra. Chức năng hít thở, tuần hoàn và hoạt động của não sẽ bị gián đoạn”.

Hiện nay, hệ thống loại bỏ CO2 trên Trạm Vũ trụ Quốc tế là Vozdukh, một thiết kế của NIIKhimMash. Hệ thống này sử dụng chất zeolit đặc biệt để hấp thụ, loại bỏ CO2. Viện trưởng viện Khoa học về các vấn đề y sinh, Alexander Suvorov, tin rằng, hệ thống mới sẽ được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn khắt khe hơn về lượng CO2 cho phép. Ông đưa ra ví dụ các phi hành gia Mỹ nhận thấy họ bị suy giảm thị lực trong điều kiện hiện nay.

"Nguyên nhân có thể do nồng độ CO2 cao, ảnh hưởng tới mạch máu và dẫn đến vấn đề về tuần hoàn não, hệ quả là thị lực giảm sút", Suvorov giải thích. "Trong gian của phi hành gia Nga trên trạm ISS, các tiêu chuẩn cũ vẫn được duy trì. Nhưng những tiêu chuẩn này nhiều khả năng sẽ được xem xét lại. Giới hạn CO2 mong muốn là 0,3 % hoặc ít hơn", nhà nghiên cứu nói thêm.

Một số hệ thống khác tạo bởi NIIKhimMash đang hoạt động trên trạm không gian ISS là máy lọc đa tầng SRV-K2M, hệ thống thu lại nước từ nước tiểu SRV-UM, hệ thống điện phân oxy Electron-VM và hệ thống SOA-MP, lọc thông khí trong ISS khỏi các bụi bẩn hiển vi.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano

Công nghệ nano và những ứng dụng của công nghệ nano

Thuật ngữ công nghệ Nano (nano technology) chỉ việc nghiên cứu, học tập, tổng hợp và sử dụng các loại vật liệu, thiết bị hay kể cả các hệ thống có kích thước cỡ nano (1 phần tỷ mét).

Đăng ngày: 12/04/2025
Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai

Khám phá siêu vật liệu Aerogel của tương lai

Con người luôn đi tìm kiếm và chế tạo ra những vật liệu mới với những tính năng ưu việt trong đó có 'khí đóng băng' Aerogel. Theo những tin khoa học mới gần đây, Aerogel có thể sẽ là loại siêu vật liệu tiềm năng của tương lai.

Đăng ngày: 30/03/2025

"Trí tuệ nhân tạo" AlphaGo là gì mà khiến con người thán phục?

AlphaGo là gì? Tại sao AlphaGo lại được nhiều người quan tâm như vậy? Điều gì đã khiến cho bộ máy nhân tạo AlphaGo chiến thắng một kiện tướng cờ vây nhiều năm kinh nghiệm?

Đăng ngày: 30/03/2025
Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu

Điện thoại giúp nhìn xuyên thấu mọi chất liệu

Các nhà nghiên cứu tại viện công nghệ UT Dallas mới đây đã biến những chiếc điện thoại cầm tay thành thiết bị giúp người dùng có thể nhìn xuyên thấu mọi chất liệu như tường, gỗ, nhựa, giấy…

Đăng ngày: 16/03/2025
Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo

Trung Quốc chế tạo kính nhìn xuyên thấu quần áo

Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc phát triển thiết bị dò siêu nhỏ cho phép nhìn xuyên qua quần áo hoặc một số vật liệu bìa cứng và giấy.

Đăng ngày: 14/03/2025
Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ

Tham vọng chế tạo Iron Man của quân đội Mỹ

Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt của Mỹ (SOCOM) hiện đang theo đuổi một chương trình mang tính cách mạng nhằm hỗ trợ năng lực siêu nhân cho binh sĩ trong nhiệm vụ tác chiến.

Đăng ngày: 23/02/2025
Lốp vĩnh cửu của NASA: đi được trên mọi địa hình, chịu được độ lạnh -200 độ C

Lốp vĩnh cửu của NASA: đi được trên mọi địa hình, chịu được độ lạnh -200 độ C

Không chỉ dành riêng cho sứ mệnh sao Hỏa, loại lốp này nhiều khả năng sẽ còn được sử dụng trên chính Trái đất.

Đăng ngày: 10/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News