Nga sáng chế đèn "vĩnh cửu"

Các nhà khoa học Nga đã chế tạo một sản phẩm xuất sắc hơn cả đèn LED đó là đèn chiếu sáng “vĩnh cửu”. Loại đèn mới này có độ tin cậy cao, bền và sáng hơn bất kỳ loại đèn nào khác hiện có trên thị trường. Thêm vào đó, nó hứa hẹn sẽ rất rẻ, nếu được sản xuất hàng loạt.

Cách đây chưa lâu, đèn LED thắp sáng cuộc sống của chúng ta và là một sự thay thế hiệu quả hơn cho đèn sợi đốt cũ kỹ. Tuy nhiên, dường như những bóng đèn LED đã có đối thủ cạnh tranh mới. Các nhà nghiên cứu từ Viện Vật lý và Công nghệ Matxcơva (MIPT) và Viện Vật lý Lebedev của Viện Khoa học Nga đã đưa ra một loại đèn chiếu sáng mới - một công nghệ đã được nghiên cứu từ những năm 1980, nhưng gặp không ít trở ngại cho đến tận hôm nay.

Nga sáng chế đèn vĩnh cửu
Cơ chế hoạt động của đèn vĩnh cửu.

Loại đèn mới do Nga chế tạo này dựa trên hiện tượng trường phát xạ và hoạt động theo cùng một nguyên tắc của bóng hình sử dụng trong thế hệ TV cũ - sử dụng ống tia âm cực. 

Theo các tác giả của nghiên cứu, công nghệ này có nhiều lợi thế: Loại đèn mới có thể phát sáng với bất kỳ màu nào (từ đỏ đến cực tím) và chịu được hầu hết mọi điều kiện.

Giáo sư Evgenii Sheshin, phó chủ tịch của ngành điện tử chân không tại MIPT, người đứng đầu nhóm nghiên cứu cho biết: “Chúng tôi đã thử đặt đèn trong nitơ lỏng ở âm 180 độ C - nó vẫn hoạt động! Sau đó, chúng tôi đã làm nóng nó lên 300 độ C - nó vẫn tiếp tục hoạt động".

Ở Nga, loại đèn này bắt đầu nổi tiếng với tên gọi là đèn Sheshin, đèn âm cực phát sáng không suy giảm hiệu quả theo thời gian và không có ngày hết hạn.

Nếu được sản xuất hàng loạt, nó cũng sẽ có giá khá rẻ (khoảng 30 rúp hoặc 0,47 USD mỗi chiếc) và sẽ hoạt động trong tối đa 10.000 giờ. 

Đèn Sheshin sẽ là một giải pháp thay thế sạch hơn cho các đèn tuýp huỳnh quang cực tím, mà theo Công ước Minamata của Liên Hợp Quốc sẽ sớm bị cấm lưu hành vì có chứa thủy ngân. 

Loading...
TIN CŨ HƠN
Công nghệ mới:

Công nghệ mới: "Đảo năng lượng Mặt Trời" vừa hút CO2, vừa tạo ra methanol để làm nhiên liệu

Những trang trại năng lượng Mặt Trời nổi sẽ một tay giải quyết ba vấn đề: năng lượng, khí nhà kính và cảnh phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.

Đăng ngày: 22/10/2019
Chế tạo áo thun sinh học có thể phân hủy trong 12 tuần

Chế tạo áo thun sinh học có thể phân hủy trong 12 tuần

Vollebak vừa thiết kế thành công chiếc áo thun được làm từ gỗ và tảo có nguồn gốc bền vững, có thể phân hủy thành thức ăn cho côn trùng trong vòng ba tháng.

Đăng ngày: 21/10/2019
Màng graphene có thể biến khí methane thành nguồn năng lượng

Màng graphene có thể biến khí methane thành nguồn năng lượng

Thế giới đang lo ngại về các báo cáo liên quan đến khí methane phun trào từ đáy Bắc Băng Dương, nhưng thực tế cho đến nay số lượng khí methane này vẫn nhỏ hơn đáng kể so với lượng rác thải do con người thải ra.

Đăng ngày: 20/10/2019
Bàn tay robot giải quyết khối Rubik chỉ trong khoảng 4 phút

Bàn tay robot giải quyết khối Rubik chỉ trong khoảng 4 phút

Việc một robot thông minh có khả năng giải quyết một khối Rubik bằng một tay đã chứng minh rằng ngành công nghiệp robot đã tiến xa đến mức nào - nhưng đồng thời, theo các chuyên gia , chúng ta vẫn còn chặng đường dài phía trước để khám phá.

Đăng ngày: 18/10/2019
Công ty Trung Quốc phát triển thành công xe quét đường không người lái

Công ty Trung Quốc phát triển thành công xe quét đường không người lái

Startup này có dự định cung cấp dịch vụ cho thuê xe quét đường mới phát triển được vào cuối năm nay.

Đăng ngày: 18/10/2019
The Element: Vũ khí mới nhất của Intel nhằm mô-đun hóa máy tính cá nhân

The Element: Vũ khí mới nhất của Intel nhằm mô-đun hóa máy tính cá nhân

Element được phá triển bởi Intel Systems Product Group, chính là đội ngũ đằng sau NUC và NUC Compute Element.

Đăng ngày: 18/10/2019
Nhóm các nhà khoa học làm ra được

Nhóm các nhà khoa học làm ra được "pin Mặt Trời ngược", ở trong bóng tối cũng tạo được điện

Các nhà khoa học vừa làm được thứ không tưởng: công nghệ pin Mặt Trời ngược, bởi thay vì dùng ánh sáng, chúng sử dụng bóng đêm để tạo điện.

Đăng ngày: 16/10/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News