Nga tạo ra hệ thống giám sát không gian đầu tiên ở Bắc Cực

Nga đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới tạo ra hệ thống không gian để giám sát khu vực Bắc Cực sau khi Ủy ban Nhà nước chấp thuận đưa vệ tinh Arktika-M số 2 vào hoạt động, Spunik dẫn nguồn tin từ Tập đoàn vũ trụ nhà nước Nga Roscosmos cho biết.

Nga tạo ra hệ thống giám sát không gian đầu tiên ở Bắc Cực
Tên lửa Soyuz rời bệ phóng tại Baikonur mang theo một vệ tinh Arktika-M. (Ảnh: RT).

Trong một thành tựu công nghệ mang tính đột phá, Nga công bố đã phát triển một hệ thống khí tượng thủy văn trên không gian cho phép quan sát liên tục khu vực Bắc Cực.

"Ngày 27-4-2024, Ủy ban Nhà nước về thử nghiệm bay các tổ hợp không gian vì mục đích kinh tế - xã hội, khoa học và thương mại đã xem xét kết quả thử nghiệm chuyến bay của hệ thống không gian khí tượng thủy văn hình elip Arktika-M với tàu vũ trụ Arktika-M No.2. Dựa trên kết quả đánh giá, Ủy ban đã quyết định hoàn thành các cuộc thử nghiệm với việc đưa tàu vũ trụ Arktika-M No.2. vào hoạt động”, Roscosmos cho biết trong một tuyên bố.

Trước đó, vào cuối năm 2023, theo hãng tin TASS, vệ tinh khí tượng Arktika-M thứ 2 của Nga được phóng từ Sân bay vũ trụ Baikonur bằng tên lửa Soyuz-2.1b đã được đưa lên quỹ đạo chỉ định thành công với hệ thống đẩy Fregat.

Tên lửa Soyuz-2.1b mang vệ tinh Arktika-M No.2. được phóng lúc 12h18 trưa 16-12-2023 (giờ địa phương). Khoảng 9 phút sau khi phóng, hệ thống đẩy Fregat ở tầng trên đã cùng với vệ tinh tách khỏi tầng thứ 3 của tên lửa.

Hệ thống giám sát không gian về khí hậu và khí tượng thủy văn của vệ tinh Arktika được thiết kế để giám sát khí hậu và môi trường tại khu vực Bắc Cực. Hệ thống này sẽ cần ít nhất 2 vệ tinh để vận hành hiệu quả.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Na Uy đóng tàu hydro lớn nhất thế giới

Na Uy đóng tàu hydro lớn nhất thế giới

Mẫu tàu dài 117 m có thể chở 120 chiếc xe, sử dụng hydro xanh trong ít nhất 85% lộ trình ở Bắc Cực.

Đăng ngày: 28/04/2024
Dưới “tử địa” Trái đất, sinh vật lạ tiết lộ về sự sống Hỏa Tinh

Dưới “tử địa” Trái đất, sinh vật lạ tiết lộ về sự sống Hỏa Tinh

Khu vực sâu 2-4 m bên dưới một trong những nơi chết chóc nhất Trái Đất vừa xuất hiện thứ có thể là " kim chỉ nam" cho các nhà sinh học thiên văn.

Đăng ngày: 26/04/2024
Mỹ nhân xưa

Mỹ nhân xưa "cuồng" tô đỏ môi để mê hoặc nam nhân: Đâu ai ngờ, thứ đó cực độc!

Vào thời cổ đại, thủy ngân được sử dụng trong y học và bột phấn hồng, " son môi".

Đăng ngày: 26/04/2024
Một công ty ở Mexico trình làng viên kẹo dẻo nặng nhất thế giới

Một công ty ở Mexico trình làng viên kẹo dẻo nặng nhất thế giới

Một công ty kẹo Mexico vừa được Tổ chức Kỷ lục Guinness Thế giới vinh danh khi tạo ra một viên kẹo dẻo khổng lồ có trọng lượng nặng hơn một chiếc đàn piano.

Đăng ngày: 26/04/2024
Khoảnh khắc quả cầu lửa bí ẩn thắp sáng bầu trời Trung Quốc

Khoảnh khắc quả cầu lửa bí ẩn thắp sáng bầu trời Trung Quốc

Một quả cầu lửa bí ẩn đã thắp sáng bầu trời Trung Quốc trước khi vỡ tan và biến mất, khiến nhiều người chứng kiến vô cùng kinh ngạc.

Đăng ngày: 26/04/2024
Người cổ đại truyền thông với nhau như thế nào?

Người cổ đại truyền thông với nhau như thế nào?

Ngày nay, chúng ta có thể kết nối với nhau ở mọi nơi trong vòng vài giây và truy cập lượng thông tin gần như vô hạn, thông qua nhiều công cụ tiên tiến.

Đăng ngày: 25/04/2024
Khám phá cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy nghiền bi

Khám phá cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy nghiền bi

Máy nghiền bi sử dụng rộng rãi và phổ biến trong các ngành công nghiệp khai thác khoáng sản, khai thác đá, xi măng, quặng, hóa chất, vật liệu xây dựng.

Đăng ngày: 24/04/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News