Nga thử nghiệm mẫu tên lửa đẩy hạng nặng mới
Tên lửa đẩy Angara A5 rời bệ phóng từ sân bay vũ trụ Plesetsk, tây bắc nước Nga, lúc 8h50 hôm 14/12 theo giờ Moskva.
Tên lửa đẩy Angara A5 rời bệ phóng tại sân bay vũ trụ Plesetsk. (Ảnh: Reuters).
Bộ Quốc phòng Nga và Cơ quan vũ trụ Roscosmos thông báo, thử nghiệm tên lửa đẩy hạng nặng Angara A5 lần thứ hai đã diễn ra thành công. 12 phút sau khi phóng, đầu tên lửa gồm động cơ đẩy và hàng hóa mô phỏng thuận lợi tách khỏi tầng thứ 3.
Thử nghiệm đầu tiên diễn ra vào năm 2014 và được Tổng thống Vladimir Putin ca ngợi là thành tựu lớn đối với ngành tên lửa vũ trụ nói riêng và với nước Nga nói chung. Tuy nhiên, quá trình phát triển tên lửa Angara A5 bị ảnh hưởng bởi một số chậm trễ trong sản xuất và các vấn đề kỹ thuật. Năm ngoái, các nhà khoa học phát hiện một lỗi động cơ có thể phá hủy tên lửa trong lúc bay.
Angara A5 được phát triển nhằm thay thế tên lửa đẩy hạng nặng Proton M. Dòng tên lửa Angara gồm các tên lửa hạng nhẹ, trung bình và nặng với khả năng chở tới 37,5 tấn hàng hóa lên quỹ đạo.
Roscosmos cho biết, dòng tên lửa Angara thân thiện với môi trường hơn vì chúng không dùng nhiên liệu đẩy độc hại. Các chuyên gia cũng tăng đáng kể tính an toàn cho môi trường ở cả khu vực quanh bãi phóng lẫn nơi các bộ phận tên lửa rơi xuống.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.
