Nga tìm ra lỗ thủng tàu vũ trụ Soyuz, trả lời về tình trạng các phi hành gia
Người đứng đầu Cơ quan Vũ trụ Nga (Roscosmos) Yury Borisov cho biết vào hôm 19-12, một cuộc kiểm tra sơ bộ tàu vũ trụ Soyuz MS-22 ở Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) cho thấy một lỗ nhỏ trong khoang thiết bị.
Nhật báo Izvestia dẫn lời ông Yury Borisov: "Cuộc kiểm tra sơ bộ cho thấy có một lỗ nhỏ khoảng 0,8mm ở đó, gây ra rò rỉ". Ông mô tả tình hình là "không mấy dễ chịu" nhưng bác bỏ suy đoán rằng nhiệt độ bên trong tàu vũ trụ đã tăng lên hơn 50 độ C.
Tàu vũ trụ Soyuz MS-22 có một lỗ nhỏ rò rỉ trong khoang thiết bị.
Trước đó vào hôm 15-12, sự sụt giảm áp suất trong vòng làm mát bên ngoài của tàu vũ trụ có người lái Soyuz MS-22 đã được ghi nhận. Một cuộc kiểm tra trực quan của tàu vũ trụ từ tiền đồn quỹ đạo đã xác nhận rò rỉ chất làm mát, khiến chuyến đi bộ ngoài không gian sắp diễn ra bị hủy bỏ.
Roscosmos đã tiến hành một loạt thử nghiệm đối với các hệ thống của tàu vũ trụ Soyuz MS-22, bao gồm thử nghiệm hệ thống kiểm soát lực đẩy của nó và không phát hiện tàu bị lỗi nào khác.
Theo TASS, Roscosmos cho biết nhiệt độ bên trong tàu vũ trụ Soyuz MS-22 đã ổn định ở mức trên 30 độ C.
"Trong những ngày đầu tiên sau vụ rò rỉ, các cuộc kiểm tra hệ thống cho thấy nhiệt độ lên tới hơn 30 độ C trong mô-đun cư trú của tàu vũ trụ Soyuz MS-22 và hơn 40 độ C trong khoang thiết b. Tuy nhiên, trong vài ngày gần đây, khi hệ thống của tàu vũ trụ bị tắt, nhiệt độ trong các khoang ổn định ở mức trên 30 độ C" - thông báo từ Roscomos cho biết.
Cũng theo cơ quan này, mức tăng nhiệt độ bên trong tàu vũ trụ Soyuz MS-22 nằm trong giới hạn chấp nhận được và không ảnh hưởng nghiêm trọng đến thiết bị cũng như sức khỏe của các phi hành gia trong trường hợp họ có mặt bên trong tàu vũ trụ.
Vụ rò rỉ nói trên đã làm chất làm mát của tàu vũ trụ tuôn ồ ạt ra ngoài không gian, được thế giới chứng kiến qua các đoạn video mà NASA phát hành. Nhiều người lo lắng cho sự an toàn của các phi hành gia làm việc tại tàu này, gồm 2 chuyên gia từ Nga và 1 chuyên gia của NASA.
Vào cuối tuần , ông Tommaso Sgobba, Chủ tịch Hiệp hội Quốc tế vì sự tiến bộ của an toàn vũ trụ (IAASS) và là cựu Giám đốc An toàn chuyến bay vũ trụ của ESA đã có cuộc phỏng vấn với tờ Space, trong đó bày tỏ mối lo ngại lớn nhất là tàu Soyuz không đủ khả năng để quay về Trái đất - điều mà Roscosmos chưa có trả lời chính thức.
Nếu tàu này hỏng, 3 phi hành gia nói trên có thể mắc kẹt ở ISS trong nhiều tháng trước khi tàu cứu hộ từ Trái đất đến, và không thể sơ tán nếu sự cố xảy ra với trạm vũ trụ.
Trên trạm chỉ còn 1 tàu của Space X neo đậu nhưng chỉ có thể đem 4 phi hành gia mà nó đưa lên quay về, bởi các phi hành gia cần có bộ đồ chuyên dụng của Space X mới có thể sử dụng tàu này. Đó là loại trang phục may đo, chỉ hoạt động khi hoàn toàn vừa vặn với người dùng.

Kính viễn vọng James Webb chuẩn bị dọ thám 2 "siêu Trái đất" kỳ lạ
Kính viễn vọng không gian James Webb sẽ khám phá những thế giới mới ở một mức độ chi tiết chưa từng có trước đây.

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma
Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Phát hiện thêm "ngôi nhà tương lai" cho loài người
Trong hành trình khám phá vũ trụ và tìm kiếm các hành tinh có khả năng sống, các nhà khoa học đã phát hiện ra một hành tinh đáng chú ý mang tên Gliese 667C c.

Trái đất sẽ bị huỷ diệt vào năm 2029 hay 2036?
Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng một tiểu hành tinh có thể va chạm vào Trái đất vào bất cứ lúc nào. Và các số liệu thống kê cho thấy rằng một thiên thể to cỡ quả bóng đá hoàn toàn có khả năng huỷ diệt sự sống trên trái đất

Sự thật gây sốc: Loại hành tinh quái vật này là những "cỗ máy thời gian"
Dữ liệu từ NASA và ESA hé lộ một dạng hành tinh khổng lồ, cực đoan mang sức mạnh khiến ngôi sao mẹ nằm cạnh nó hồi xuân và làm sai lệch các phép đo thiên văn.

Phát hiện tín hiệu từ tàu vũ trụ ở cách 23,3 tỷ km
Kính viễn vọng Allen Telescope Array ở California phát hiện tín hiệu từ tàu Voyager 1 đang bay tới rìa hệ Mặt Trời.
