Ngắm nghía loài "nấm thần chết" ở Việt Nam

Thần chết là biệt danh của loài nấm độc tán trắng (Amanita verna) phân bố ở vùng phía Bắc Việt Nam, có độc tính amanitin cực kì nguy hiểm.

Ngắm nghía loài nấm thần chết ở Việt Nam
Amanita verna còn được biết đến ở châu Âu với tên gọi "nấm của kẻ ngốc", "thần hủy diệt mùa xuân" hay "thần chết". Loại nấm này có quan hệ họ hàng gần gũi với nấm tử thần (Amanita phalloides) thuộc giống nấm Amanita.

Ngắm nghía loài nấm thần chết ở Việt Nam
Amanita verna thường mọc nhiều vào mùa xuân. Tại Việt Nam, nấm độc tán trắng được phân bố ở các tỉnh phía Bắc như: Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Yên Bái, Bắc Cạn, Phú Thọ. Nấm mọc thành từng cụm ở các khu rừng tre, trúc, cọ, vầu và một số nơi có cây mọc thưa.

Ngắm nghía loài nấm thần chết ở Việt Nam
Đặc điểm bề ngoài của loài nấm này điển hình với mũ nấm màu trắng, bề ngoài mũ nhẵn bóng, có đường kính 5 – 10 cm khi trưởng thành. Phiến nấm, cuống nấm đều có màu trắng, chân cuống phình dạng củ và có bao gốc hình đài hoa. Thịt nấm mềm, màu trắng và đặc biệt có mùi thơm dịu. Việc phân biệt nấm độc tán trắng với nấm trắng thường rất khó.

Ngắm nghía loài nấm thần chết ở Việt Nam
Nấm độc tán trắng chứa hàm lượng cao chất độc amanitin (amatoxin) khiến người ăn phải sẽ có biểu hiện buồn nôn, đau bụng, nôn mửa, ỉa chảy toàn nước nhiều lần, sau đó là suy gan, suy thận, hôn mê. Không được chữa trị kịp thời có thể sẽ tử vong.

Ngắm nghía loài nấm thần chết ở Việt Nam
Kinh sợ hơn là chất độc amatoxin có trong nấm thần chết không thể loại bỏ được bằng các phương pháp như nấu ăn, đun sôi hay nướng. Thậm chí làm lạnh hoặc sấy khô chất độc cũng không bị tiêu tán khỏi nấm.

Ngắm nghía loài nấm thần chết ở Việt Nam
Theo một nghiên cứu trên Slate.com, khi vô tình ăn phải loại nấm này, 60% chất độc amatoxin của nấm sẽ đi thẳng vào gan. Cả các tế bào gan bị ngộ độc lẫn khỏe mạnh đều đẩy amatoxin đi vào mật, sau đó tập trung ở túi mật. Khi người ngộ độc ăn uống hàng ngày, chất độc sẽ tiết ra từ mật vào ruột, sau đó lại được tái hấp thụ trở lại vào gan. Quá trình đó lặp đi lặp lại trong chu kỳ ngộ độc.

Ngắm nghía loài nấm thần chết ở Việt Nam
Còn lại 40% chất độc amatoxin của nấm sẽ được đẩy tới thận. Nếu thận khỏe có thể đẩy amatoxin ra khỏi máu và đưa tới bàng quang giúp giảm tải chất độc cho cơ thể.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Bơ khổng lồ có kích thước lớn gấp 5 quả bơ thường này đang được bán đắt hàng tại Australia, dù có giá tới 12 USD (hơn 270.000 đồng) một quả.

Đăng ngày: 23/07/2018
Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Cuối thế kỉ 19, nhân loại lần đầu tiên khám phá ra một dạng sống mới có tên virus. Từ đó đến nay, những thực thể nhỏ bé này đã đưa chúng ta hết từ bất ngờ này sang bất ngờ khác, bởi chẳng con nào giống con nào.

Đăng ngày: 22/07/2018
Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Theo FDA, vi khuẩn Vibrio thường gây ra các triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa và đau bụng.

Đăng ngày: 21/07/2018
Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Các nhà khoa học của Viện Sinh học nhiệt đới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa phát hiện ra 2 loài hoa lan mới, có vẻ đẹp khá độc đáo.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây được nhắc đến chính là cây Kiri, một loài thực vật bản địa của Nhật Bản.

Đăng ngày: 19/07/2018
Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Dâm bụt là loài cây dễ sống, thường được trồng làm hàng rào và cho hoa màu đỏ thắm khá đẹp.

Đăng ngày: 19/07/2018
Điều không ngờ về loài xương rồng dị dạng, trị giá hàng tỷ đồng

Điều không ngờ về loài xương rồng dị dạng, trị giá hàng tỷ đồng

Cây xương rồng dị dạng nhưng có giá trị tới hàng tỷ đồng này là giống cây hiếm Haageocereus tenuis, dự kiến sẽ bị tuyệt chủng vào năm 2024.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News