Ngắm nhìn quần thể lớn nhất thế giới về "những gã khổng lồ dưới nước hiền lành"
Một đội bảo vệ gồm toàn phụ nữ đang làm việc ngày đêm để theo dõi những con cá đuối ở Maldives, quần thể lớn nhất thế giới.
Không chỉ có những resort đẳng cấp, Maldives còn sở hữu các rạn san hô đầy màu sắc, là nhà của nhiều loài sinh vật biển, trong đó có quần thể cá đuối lớn nhất thế giới.
Quần thể cá đuối lớn nhất thế giới.
Beth Faulkner, một trong những người làm nhiệm vụ bảo vệ đàn cá đuối ở khu vực cho biết khi cô di chuyển trong Vịnh Hanifaru, Maldives cô ước tính ngay bên cạnh cô có khoảng 100 con cá đuối.
Cá đuối là một sinh vật biển có kích thước lớn, được mệnh danh là "những gã khổng lồ hiền lành", dù có họ hàng với cá mập. Không giống như "người anh em họ", cá đuối không gây thương tích chết người, dù có sải cánh dài đến 6 mét.
Beth Faulkner cho biết: "Chúng không có nọc, không có răng, không thể làm gì để làm tổn thương con người. Vì vậy, chúng hoàn toàn tuyệt vời khi bơi dưới nước".
Sinh vật khổng lồ có kích thước đến 6 mét.
Theo Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế, dân số toàn cầu của cá đuối đang giảm chủ yếu là do đánh bắt cá, suy thoái môi trường sống và sự nóng lên toàn cầu.
Beth Faulkner cho biết: "Bởi vì chúng là loài động vật phát triển chậm và phải mất nhiều thời gian để chúng sinh sản, áp lực đánh bắt này có thể khiến dân số cạn kiệt rất nhanh".
Theo các chuyên gia, thật khó xác định chính xác xem hiện có bao nhiêu cá đuối ngoài tự nhiên ngày nay, nhưng quần thể lớn nhất được ghi nhận ở Maldives, thuộc Ấn Độ Dương.
Nhóm của Beth Faulkner theo dõi và đã ghi lại hơn 5.100 con cá đuối trong khu vực.
Cá đuối Manta là một trong những loài cá lớn nhất thế giới, tuy nhiên người ta vẫn biết rất ít về chúng. Nhóm bảo vệ hy vọng sẽ thay đổi điều đó bằng cách nghiên cứu những người khổng lồ hiền lành này.
Cá đuối có các dạng đốm khác nhau.
Beth Faulkner cho biết: "Giống như con người có các dấu vân tay, cá đuối có các dạng đốm khác nhau. Bằng cách chụp ảnh chúng, nhóm nghiên cứu có thể theo dõi mà không cần phải gắn thẻ điều này hạn chế việc tiếp xúc và khiến chúng bớt căng thẳng hơn".
Một ngày điển hình của Beth Faulkner và nhóm của cô ấy bắt đầu bằng việc thu thập thiết bị nghiên cứu từ văn phòng Manta Trust, có trụ sở tại khu nghỉ mát Four Seasons Laanda Giraavaru.
Sau đó, 4 người phụ nữ tiến ra vùng biển tìm kiếm cá đuối ở những nơi chúng tụ tập để kiếm ăn. Ngoài việc chụp ảnh từng cá thể, họ cũng sẽ thực hiện siêu âm cho những con cá đuối cái đang mang thai, để theo dõi sức khỏe và thu thập các phép đo.
Mục đích là thu thập thông tin chi tiết về cách cá đuối sinh sống, tồn tại và cách chúng sử dụng môi trường xung quanh để có bằng chứng, chứng minh lý do tại sao chúng ta cần bảo vệ chúng.

Khe vực Mariana - Nơi sâu nhất đại dương có điều gì huyền bí?
Ngày 26/3/2012, đạo diễn Hollywood James Cameron đã điều khiển con tàu Deepsea Challenger đi xuống độ sâu 10.898 mét và thiết lập một kỷ lục thế giới về việc lặn một mình xuống nơi sâu nhất đại dương – khe vực Mariana.

Loài tôm có thể sống trong nước nóng 450 độ C
Loài tôm này được cho là sống sâu hơn bất kỳ loài tôm nào từng được biết tới trên thế giới.

Vì sao sinh vật biển hay nuốt nhầm rác nhựa?
Các nhà khoa học cho biết không phải ngẫu nhiên mà sinh vật biển, đặc biệt là rùa, lại ăn rác thải nhựa...

Những điều thú vị về con sam biển
So với cua, tôm thì loài sam biển là loài hải sản không đắt đỏ bằng, tuy nhiên, giá trị mà nó mang lại đối với y học thì ít có loài nào sánh bằng.

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn
Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.

Kẻ bá chủ thực sự của đại dương
Mối quan hệ giữa kẻ săn mồi và con mồi luôn mật thiết với nhau, nếu thiếu một thì kẻ kia cũng không thể tồn tại. Cá mập dường như đang thực hiện sứ mệnh loại bỏ những cá thể yếu kém ra khỏi bầy đàn, tạo điều kiện cho những cá thể còn lại phát triển tốt hơn.
