Ngập lụt ở Ấn Độ và Philippines, 45 người tử vong
Danh sách người chết vì lở đất và ngập lụt ở bang Uttarakhand, miền Bắc Ấn Độ đã lên đến 45 trường hợp, sau khi các nhân viên cứu hộ đưa ra được thêm 17 thi thể nữa từ đất lở ở huyện Rudraprayag, một trong hai huyện chịu tác động mạnh của mưa lớn, cùng với huyện Bageshwar.
Thống kê mới nhất xác nhận 36 người thiệt mạng ở Rudraprayag và 9 người khác ở Bageshwar.
Tuy nhiên, giới chức địa phương cho biết còn 18 trường hợp được cho là mất tích và có thể thi thể họ đang bị vùi lấp ở Rudraprayag.
Lũ quét ở Rudraprayag
Tình trạng lở đất cũng đã khiến 100 người bị mắc kẹt khi họ hành hương đến một ngôi đền cổ của người Hindu trên đỉnh dãy núi Garhwal Himalayan.
Bang Uttarakhand đang phải hứng chịu đợt mưa lớn kéo dài từ ngày 12/9 vừa qua do ảnh hưởng bởi mùa gió mùa bất thường ở Ấn Độ trong năm nay.
Mưa lớn còn ảnh hưởng đến khu vực Đông Bắc Ấn Độ, làm 6 triệu người mất nhà cửa.
Trong khi đó, giới chức Philippines cho biết nhiều khu vực ở thủ đô Manila của nước này đã chìm dưới mực nước sâu tới 1,8 mét sau trận mưa kéo dài gần suốt đêm 15/9.
Tình trạng ngập lụt đã buộc 400 người phải rời bỏ nhà cửa để sơ tán đến nơi an toàn.
Trận mưa lớn là hậu quả của bão Sanba. Các khu vực ven biển bị tác động mạnh nhất. Ít nhất 10 chuyến bay nội địa đã bị hủy và nhiều trường học buộc phải đóng cửa.
Mặc dù bão Sanba không ảnh hưởng trực tiếp đến Philippines, song đã tăng cường gió mùa khiến quốc gia này sẽ phải hứng chịu các cơn mưa lớn cho đến ngày 18/9 tới.
Cùng ngày 15/9, một trận động đất mạnh 5,6 độ Richter đã làm rung chuyển đảo Java ở miền Nam Indonesia.
Theo Cơ quan khảo sát địa chất Mỹ, động đất xảy ra lúc 23 giờ 32 phút (giờ Việt Nam). Tâm chấn ở độ sâu 9,9km.
Hiện chưa có thông báo về thiệt hại và thương vong.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Lý giải hiện tượng cầu vồng trắng
Cầu vồng trắng được tạo ra khi ánh sáng Mặt Trời chiếu vào những giọt nước nhỏ trong lớp sương mù ở góc độ phù hợp.

Ol Doinyo Lengai - Ngọn núi lửa độc đáo nhất thế giới
Không có những đợt phun trào đỏ ngầu dung nham, ngọn núi lửa Ol Doinyo Lengai ở châu Phi lại tuôn trào dòng nham thạch đen ấn tượng.
