Ngày chết chóc nhất lịch sử nhân loại cách đây 500 năm

Thảm họa động đất tại Trung Quốc cách đây khoảng 500 năm từng khiến 100.000 người thiệt mạng chỉ trong một ngày.

Sáng ngày 23/1/1556, một trận động đất dữ dội làm rung chuyển tỉnh Thiểm Tây - thời điểm đó được coi là "cái nôi của nền văn minh Trung Quốc". Trận động đất chỉ kéo dài vài giây nhưng ước tính đã trực tiếp giết chết 100.000 người, kéo theo chuỗi lở đất, hố sụt, hỏa hoạn, di cư và nạn đói, lấy mạng tổng cộng khoảng 830.000 người.

Con số này không cao bằng tổng số người chết trong các sự kiện lớn như Thế chiến I và Thế chiến II, hay trọng những đợt đại dịch, nạn đói, lũ lụt. Nhưng xem xét mức độ thiệt hại trong một ngày, trận động đất Thiểm Tây - còn gọi là trận động đất Gia Tĩnh vì xảy ra dưới thời vua Gia Tĩnh của nhà Minh - được coi là chết chóc nhất lịch sử, Science Alert hôm 6/7 đưa tin.

Giới chuyên gia cho rằng trận động đất Thiểm Tây mạnh khoảng 8 - 8,3 độ. Dù có độ lớn tương đối thấp, thảm họa này được xếp loại XI (Cực mạnh) trên thang đo Mercalli sửa đổi, dùng để đo mức độ rung chuyển của một trận động đất.

Nhiều trận động đất mạnh hơn xảy ra trước và sau đó. Tuy nhiên, do địa chất và thiết kế đô thị của nơi này vào năm 1556, thảm họa gây ra thiệt hại lớn khác thường cho các thành phố lân cận Huaxian, Weinan, và Huayin.

Biên niên sử Địa phương, tồn tại từ năm 1177 trước Công nguyên, miêu tả sức tàn phá của trận động đất một cách chi tiết, thậm chí khẳng định, núi sông đã thay đổi vị trí. "Ở một số nơi, mặt đất đột ngột nhô lên tạo thành những ngọn đồi mới, hoặc bất ngờ sụt xuống và trở thành thung lũng. Ở những nơi khác, một dòng suối bỗng nhiên tuôn ra, hoặc đất nứt ra và xuất hiện rãnh nước mới. Lều trại, nhà quan, đền đài và tường thành đột ngột sụp đổ", biên niên sử viết.

Các khe nứt mở ra trên mặt đất sâu hơn 18 m. Tại Huaxian, mọi tòa nhà đều bị sập và khoảng 60% dân số thiệt mạng ở khu vực gần tâm chấn.

Ngày chết chóc nhất lịch sử nhân loại cách đây 500 năm
Cảnh quan hoàng thổ ở tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc. (Ảnh: Wikimedia).

Tâm chấn nằm ở thung lũng sông Vị Hà, nơi có địa chất độc đáo vì đi qua cao nguyên Hoàng Thổ, trung bắc Trung Quốc. Cao nguyên nằm ở phía đông nam sa mạc Gobi và hình thành từ hoàng thổ - loại trầm tích giống phù sa được tạo nên do sự tích tụ của bụi thổi từ sa mạc tới.

Ngày nay, người dân biết rằng cao nguyên thường xuyên xảy ra sạt lở chết chóc. Nhưng vào thời điểm đó, nhiều ngôi nhà được xây trực tiếp vào vách đá hoàng thổ mềm, tạo nên những hang động gọi là yaodong. Khi động đất xảy ra vào sáng sớm, nhiều hang nhân tạo này sụp đổ, chôn vùi người bên trong và gây sạt lở khắp cao nguyên. Hơn nữa, nhiều công trình trong thành phố thời đó làm bằng đá nặng, gây thiệt hại nặng nề khi sụp đổ.

Có ba đường đứt gãy chính chạy qua khu vực: đứt gãy Bắc Hoa Sơn, đứt gãy Piedmont và đứt gãy Vị Hà. Theo phân tích địa chất năm 1998 của nhóm nghiên cứu từ Đại học Bắc Kinh về trận động đất năm 1556, đứt gãy Bắc Hoa Sơn đóng vai trò quan trọng trong sự kiện Thiểm Tây, vì quy mô và sự dịch chuyển của nó là lớn nhất.

Trận động đất Thiểm Tây thôi thúc các chuyên gia tìm hiểu nguyên nhân và cách giảm thiệt hại của động đất: những công trình bằng đá đã được thay thế bằng vật liệu mềm hơn, chống động đất tốt hơn như tre và gỗ.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Đế chế Sumer ra đời và diệt vong như thế nào?

Đế chế Sumer ra đời và diệt vong như thế nào?

Nền văn minh Sumer là nền văn minh sớm nhất trong lịch sử loài người. Vị trí của nền văn minh Sumer chính là vùng Lưỡng Hà, nằm giữa 2 con sông Tigris và Euphrates, từ khoảng năm 4.500 đến 1.900 TCN.

Đăng ngày: 29/06/2023
Lịch sử phát triển của vải lanh - niềm tự hào của nhiều nền văn hóa suốt hàng nghìn năm

Lịch sử phát triển của vải lanh - niềm tự hào của nhiều nền văn hóa suốt hàng nghìn năm

Vải lanh là một trong những chất liệu được sử dụng nhiều nhất trong mùa hè. Bạn có biết rằng loại vải khiêm tốn này đã có lịch sử phát triển lâu dài suốt hàng ngàn năm?

Đăng ngày: 17/06/2023
Lịch sử và ý nghĩa ngày môi trường Thế giới 5/6

Lịch sử và ý nghĩa ngày môi trường Thế giới 5/6

Ngày 5 tháng 6 hằng năm trở nên ý nghĩa và quan trọng đối với môi trường trên toàn thế giới bởi đây chính là “Ngày Môi trường Thế giới”.

Đăng ngày: 05/06/2023
Nền công nghiệp đồ ăn đóng hộp ra đời như nào?

Nền công nghiệp đồ ăn đóng hộp ra đời như nào?

Từ đầu thế kỷ 19, những người đầu bếp phát hiện ra việc đậy kín nắp đựng đồ ăn có thể khiến quá trình lên men chậm lại. Từ đó, ngành công nghiệp đồ hộp ra đời.

Đăng ngày: 02/06/2023
Cuộc xâm lược của Mông Cổ đã giúp nước Nga hình thành như thế nào?

Cuộc xâm lược của Mông Cổ đã giúp nước Nga hình thành như thế nào?

Nhiều người cho rằng người Tatar Mông Cổ xâm lược Nga khi Nga là một quốc gia đơn nhất. Nhưng nghĩ như vậy là sai. Bởi vì nhà nước Nga chỉ thực sự hình thành để đối phó với cuộc xâm lược đó.

Đăng ngày: 28/05/2023
Đánh giá mới về lịch sử nụ hôn của loài người

Đánh giá mới về lịch sử nụ hôn của loài người

Theo các nhà nghiên cứu, ghi chép sớm nhất về nụ hôn của loài người có niên đại khoảng 4.500 năm ở Trung Đông cổ đại, sớm hơn 1.000 năm so với ước tính trước đây.

Đăng ngày: 19/05/2023
Giải mã nguồn gốc của măng cụt - loại quả đang gây sốt mạng xã hội bởi món gỏi độc lạ

Giải mã nguồn gốc của măng cụt - loại quả đang gây sốt mạng xã hội bởi món gỏi độc lạ

Thời gian gần đây, món gỏi gà măng cụt lại rộ lên như một hiện tượng, ''khuấy đảo'' cộng đồng mạng, khiến nhiều người tò mò về nguồn gốc của quả măng cụt, vốn được mệnh danh là ''nữ hoàng trái cây''.

Đăng ngày: 17/05/2023
Tiêu điểm
Khoa Học News