Nghe hơi điên rồ nhưng dự án trăm tỉ đô này có thể sẽ cứu giúp Trái đất

Một dự án nghe có phần bất khả thi - đóng băng Bắc Cực này sẽ tiêu tốn khoảng 500 tỷ USD mỗi năm. Bạn tin liệu dự án có thể trở thành hiện thực?

Có một sự thật phũ phàng mà ai cũng biết - Trái đất của chúng ta đang nóng dần lên, các lớp băng dày ở Bắc Cực đang tan ra nhanh chóng.

Theo số liệu từ vệ tinh do Trung tâm Băng tuyết quốc gia Mỹ thực hiện, tính đến tháng 6/2016, băng giá tại Bắc Cực chỉ chiếm khoảng 11,1 triệu km2, trong khi con số trung bình trong 30 năm trở lại đây là 12,7 triệu. Và 1,5 triệu "nhỏ bé" đó tương đương với hơn 6 lần diện tích của toàn Vương Quốc Anh.

Nghe hơi điên rồ nhưng dự án trăm tỉ đô này có thể sẽ cứu giúp Trái đất
Trái đất của chúng ta đang nóng dần lên, các lớp băng dày ở Bắc Cực đang tan ra nhanh chóng.

Nếu cứ theo đà này, vào cuối năm 2030, ta có thể sẽ không còn thấy hình ảnh những tảng băng trôi trên biển nữa.

Để giảm thiểu tình trạng này, một dự án đã được các nhà khoa học thuộc ĐH Bang Arizona (Mỹ) đưa ra - đóng băng Bắc Cực.

Theo đó, nhà vật lý học Steven Desch cùng đồng nghiệp cho rằng, ta chỉ cần 1 hệ thống bơm đặt ở phao nổi trên biển. Hệ thống bơm này sẽ được cung cấp sức mạnh bằng một turbine gió.

Nghe hơi điên rồ nhưng dự án trăm tỉ đô này có thể sẽ cứu giúp Trái đất
Đóng băng Bắc Cực bằng cối xay gió và máy bơm là ý tưởng điên rồ và gặp nhiều thử thách.

Lúc này, lớp băng và lớp nước bề mặt khiến cho nước ở tầng dưới bị cách ly, nhưng nếu đưa lượng nước tầng dưới ấy lên tiếp xúc với nhiệt độ bề mặt lạnh giá khoảng -35 hay -40 độ C thì sẽ khiến bề mặt lớp băng dày thêm.

Tiến sĩ Desch chia sẻ: "Biến đổi khí hậu và các vấn đề liên quan đang ở mức báo động. Vì thế chúng ta cần có thêm những giải pháp giúp ngăn chặn các lớp băng Bắc Cực tan nhanh hơn.

Mặc dù biết việc cố gắng đóng băng Bắc Cực bằng cối xay gió và máy bơm là ý tưởng điên rồ và gặp nhiều thử thách. Nhưng đó cũng có thể được coi là phương án giúp ngăn chặn sự tan nhanh của lớp băng Bắc Cực. Mỗi người trong chúng ta đều cố gắng để làm tốt nhất có thể nhằm hạn chế tác hại tiêu cực ảnh hưởng đến khí hậu ngày nay".

Nghe hơi điên rồ nhưng dự án trăm tỉ đô này có thể sẽ cứu giúp Trái đất
Dự án ước tính sẽ tiêu tốn khoảng 500 tỷ USD mỗi năm.

Trong báo cáo có ghi rằng, dự án ước tính sẽ tiêu tốn khoảng 500 tỷ USD mỗi năm, kéo dài trong vòng 10 năm để có thể che phủ Bắc Cực với đủ số lượng phao bơm nước cần thiết.

Nhiều chuyên gia cho rằng, dự án khổng lồ này có phần điên rồ, nhưng theo lời tác giả nghiên cứu, nó có thể khả thi nếu như tất cả các nước trên thế giới cùng chung tay giúp sức.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Nước biển được giữ lại trên Trái đất là nhờ lực hấp dẫn, Mặt trăng và Mặt trời cũng có lực hấp dẫn đối với trái đất. Đặc biệt, Mặt trăng hút một khối lượng nước trên bề mặt đại dương.

Đăng ngày: 25/03/2018
Cá mái chèo khổng lồ tiên đoán động đất ở Philippines?

Cá mái chèo khổng lồ tiên đoán động đất ở Philippines?

Trước trận động đất xảy ra ở tỉnh Surigao del Norte, miền nam Philippines hai ngày, người dân địa phương được cho là đã phát hiện xác một con cá mái chèo khổng lồ trôi dạt vào bờ biển.

Đăng ngày: 15/02/2017
Hà Nội tiếp tục chìm trong sương mù vài ngày tới

Hà Nội tiếp tục chìm trong sương mù vài ngày tới

Sáng sớm nay (15/2), Hà Nội bị bao phủ bởi sương mù dày đặc. Đến 8h30 sáng, sương mù vẫn phủ dày, các tòa nhà cao tầng chìm trong sương, phương tiện trên đường phải bật đèn để di chuyển.

Đăng ngày: 15/02/2017
Phóng xạ ở Fukushima quá cao khiến camera của robot thăm dò bị đốt cháy

Phóng xạ ở Fukushima quá cao khiến camera của robot thăm dò bị đốt cháy

Một robot được cử đến lò phản ứng hạt nhân bị rò rỉ Fukushima để điều tra và dọn dẹp đã đột ngột phải hủy nhiệm vụ của mình, sau khi mức độ phóng xạ cực cao tại đây đốt cháy camera của nó.

Đăng ngày: 14/02/2017
Thủ phạm khiến đập cao nhất nước Mỹ sắp vỡ, đe dọa 100.000 người

Thủ phạm khiến đập cao nhất nước Mỹ sắp vỡ, đe dọa 100.000 người

Hiện tượng xói mòn đất ở đập tràn của hồ trữ nước có thể khiến bức tường bê tông cao gần 10 mét đổ sập, đe dọa mạng sống của hơn 100.000 người dân.

Đăng ngày: 14/02/2017
Bắc Bộ xuất hiện sương mù vào sáng sớm, vùng núi có nơi rét đậm

Bắc Bộ xuất hiện sương mù vào sáng sớm, vùng núi có nơi rét đậm

Trung tâm dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết, tại Bắc Bộ xuất hiện sương mù vào sáng sớm, trời rét, vùng núi có nơi rét đậm, vùng núi cao nhiệt độ dưới 8 độ C.

Đăng ngày: 14/02/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News