Nghe nhạc Mozart không tốt như vẫn tưởng
Các nhà nghiên cứu người Áo khẳng định, nghe các bản giao hưởng của nhà soạn nhạc thiên tài Mozart không giúp con người thông minh hơn.
Nhóm nhà khoa học đến từ ĐH Vienna đã thu thập các nghiên cứu về “tác động Mozart”, được đưa ra lần đầu vào năm 1993.
Nghiên cứu đầu tiên cho thấy thanh thiếu niên mới lớn sau khi nghe bản Sonata 1781 cho piano của Mozart có kết quả kiểm tra tốt hơn những người nghe các loại nhạc khác hoặc chỉ ngồi trong phòng yên lặng.
Tuy nhiên, sau khi phân tích khoảng 3.000 trường hợp trong 40 nghiên cứu khác được tiến hành trên khắp thế giới, nhóm của ĐH Vienna không tìm thấy bất kỳ một bằng chứng nào chứng minh “tác động Mozart” thực sự tồn tại.
Nghe nhạc Mozart không giúp con người thông minh hơn.
Trưởng nhóm nghiên cứu Jakob Pietschnig cho biết: “Những người thường xuyên nghe nhạc, dù là nhạc Mozart hay nhạc nào khác đều có kết quả cao hơn những nhóm người khác. Điều này chỉ có nghĩa là con người có thể làm tốt hơn nếu có một tác nhân kích thích nhất định nào đó”.
Ông cũng cho biết thêm, nghiên cứu năm 1993 của ĐH California chỉ khảo sát đối với 36 học sinh, vì vậy có thể có sự sai lệch.
Khi nghiên cứu này được đăng trên tạp chí Thiên nhiên đã tạo ra một luồng dư luận lớn. Các trường học tại Mỹ thường xuyên cho học sinh nghe nhạc cổ điển và những chiếc đĩa CD “Baby Mozart” cho trẻ em được bán trên khắp thế giới.
Tiến sĩ Pietschnig nhận định: “Tôi khuyến khích mọi người nghe nhạc Mozart nhưng điều này không có nghĩa là nó có thể tăng cường khả năng nhận thức cũng như trí tuệ như nhiều người hy vọng”.
Nguồn: Mail Online

16 sự thật thú vị về lịch sử thế giới
Bạn có thể được học về những sự kiện trọng đại nhất lịch sử thế giới trong sách giáo khoa, nhưng còn nhiều tình tiết thú vị hoặc rùng rợn mà bạn chưa khám phá.

Những phong tục ma chay khác thường trên thế giới
Ma chay là phong tục không thể thiếu được ở tất cả các nền văn hóa, quốc gia trên thế giới, tuy tựu chung cùng một mục đích là để tưởng nhớ, an nghỉ người đã khuất song mỗi nơi lại có cách thể hiện khác nhau.

Cách xác định phương hướng bằng mặt Trăng
Nếu lỡ lạc đường trong đêm tối thì vị trí của Mặt Trăng trên bầu trời có thể giúp chúng ta xác định phương hướng.

Xác suất một chiếc máy bay gặp tai nạn là 0,00001%
Có những sự thật về những vụ tai nạn máy bay mà bạn chưa biết.

Thử sức với bài toán 263 năm chưa có đáp án đúng
Liệu bạn có thể vượt qua trở ngại thách đố những trí tuệ siêu việt nhất của nhân loại qua gần 3 thế kỷ hay không?

Thiên tài khác người thường như thế nào?
Thiên tài là do thiên bẩm, không thể đào tạo mà có được. Kết luận này được các nhà khoa học Nga đưa ra. Tiến sĩ khoa học sinh học, Giáo sư Sergey Savelyev là một chuyên gia về đặc điểm cá nhân của não bộ.
