Nghi vấn hóa chất độc hại… gây vô sinh trên quần áo
Đó là Nonylphenol Ethoxylates - hóa chất hữu cơ có thể phá vỡ cấu trúc hormone cơ thể động vật và con người.
Vừa qua, tổ chức phi chính phủ Greenpeace (Hòa Bình Xanh) đã cho công bố một bản báo cáo về các hóa chất độc hại được sử dụng trên quần áo và các sản phẩm thời trang của một số nhãn hiệu lớn trên thế giới. Kết quả là rất nhiều trong số đó đều có sử dụng chất Nonylphenol Ethoxylates (NPE) - một loại chất độc hại, thẩm thấu qua da và tác động tới hệ sinh sản, sức khỏe của con người.
Cùng tìm hiểu loại hóa chất này và tác hại thực sự của nó lên cơ thể chúng ta qua chùm ảnh dưới đây.
Nonylphenol ethoxylates (NPE) là loại hóa chất hữu cơ phổ biến trong công nghiệp, được sử dụng làm chất hoạt động bề mặt (đối với các sản phẩm dệt may) hoặc chất tẩy rửa công nghiệp. Ngoài ra, trong quá trình sản xuất công nghiệp với một số sản phẩm như nhựa, cao su, thuốc trừ sâu, sơn, giấy… người ta cũng thêm NPE vào.
NPE không tồn tại sẵn trong tự nhiên. Do đó để điều chế NPE trong công nghiệp, người ta sử dụng phản ứng giữa nonyphenol (NP) với ethylene oxide (EO) ở điều kiện tiêu chuẩn.
Ở nhiệt độ phòng, NPE có ở dạng lỏng, màu cam hoặc dạng rắn như sáp. Ngoài ra, bằng mắt thường, con người không thể phân biệt được NPE có được sử dụng trong sản phẩm của mình hay không.
NPE cũng được tìm thấy ở môi trường bên ngoài, chủ yếu trong nước thải từ các nhà máy công nghiệp. Trong môi trường này, NPE rất dễ bị bẻ gãy thành nonylphenol - một chất hữu cơ bền, tích lũy sinh học và rất độc cho các loài động vật hoang dã, nhất là các sinh vật thủy sinh.
Cụ thể, khi NP phân hủy từ NPE xâm nhập vào cơ thể các sinh vật thủy sinh, chúng có xu hướng tích lũy trong các mô. Dần dần, thông qua chuỗi thức ăn, chất này thẩm thấu và có mặt trong rất nhiều động vật hoang dã, thậm chí đã từng được phát hiện trong cơ thể người.
Một nghiên cứu đã chỉ ra NP phân hủy từ NPE ở mức độ đủ lớn sẽ làm rối loạn nội tiết ở cá. Đặc biệt ở các loài cá đực, NP gây ra tình trạng nữ hóa, hậu quả làm giảm khả năng sinh sản và suy thoái giống nòi của chúng.
Theo các chuyên gia, NPE xâm nhập cơ thể động vật và con người qua ba con đường chính: hít phải không khí có NPE, ăn thực phẩm hoặc uống nước ô nhiễm có NPE, tiếp xúc trực tiếp với NPE qua da.
Khi xâm nhập, NPE có thể gây độc như làm cho sinh vật ngơ ngẩn, mất tỉnh táo; ngăn cản sự dịch chuyển và phá vỡ các hormone chức năng trong cơ thể, phá hủy tuyến nội tiết.
Trong trường hợp mà tổ chức Greenpeace (Hòa Bình Xanh) chỉ ra, NPE trong quá trình sản xuất vẫn có thể còn dư thừa trên một số sản phẩm quần áo, giày dép… Lượng NPE này tuy nhỏ nhưng khi mặc quần áo lên người hay giặt chúng trong nước, NPE có thể phôi nhiễm và xâm nhập vào cơ thể chúng ta.
Đối với con người, các chuyên gia nghiên cứu tác hại của NPE trên hai phương diện: cấp tính và mãn tính. NPE chỉ ảnh hưởng cấp tính tới sức khỏe nếu chúng ta tiếp xúc với số lượng lớn. Khi đó, NPE gây kích ứng da, mắt, phổi và hệ tiêu hóa ngay lập tức.
Còn ở cấp độ mãn tính, việc tiếp xúc thường xuyên trong thời gian với NPE qua các sản phẩm công nghiệp hay nước nhiễm NPE sẽ làm suy giảm khả năng sinh sản ở người, rối loạn một số thành phần nội tiết.
Hiện nay, chưa có một quy định nào về việc cấm hoàn toàn sử dụng NPE trong công nghiệp. Năm 2007, NPE mới chỉ bị cấm có giới hạn tại châu Âu trong sản xuất mỹ phẩm, dệt may, giầy với hàm lượng không quá 0,1% trên trọng lượng sản phẩm.
Điều đó cũng đồng nghĩa việc tổ chức Greenpeace (Hòa Bình Xanh) cho rằng, NPE trong các sản phẩm quần áo sẽ gây vô sinh là chưa hoàn toàn xác đáng. Song, sự độc hại của chất này đều đã được thừa nhận, vì vậy hãy cẩn thận trong việc lựa chọn sản phẩm tiêu dùng cho bản thân và gia đình để luôn được đảm bảo an toàn sức khỏe.

Thuốc lá điện tử là gì? Nó chứa gì bên trong?
Cách đây không lâu một nghiên cứu do Đại học Havard với sự tài trợ từ chính phủ Mỹ đã kết luận 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa diacetyl, một loại chất gây bệnh viêm phổi tắc nghẽn.

20 tác dụng thú vị của chanh tươi
Chanh là loại quả có rất nhiều công dụng trong cuộ sống: làm gia vị, pha nước, làm đẹp... được con người sử dụng hàng ngày. Ngoài ra chanh tươi còn có rất nhiều những công dụng rất thú vị khác mà ít người biết tới: chữa đau răng, diệt cỏ dại, đuổi kiến...

Người bị rắn độc cắn trăm lần không chết
Một nhà khoa học nghiệp dư Mỹ tuyên bố miễn dịch với nọc của các loài rắn cực độc sau thời gian dài thực nghiệm cho rắn độc cắn vào người hơn 160 lần.

Những điều cần chú ý khi ăn mỳ ăn liền
Kiểu ăn "mỳ úp" rất quen thuộc trong các gia đình cần thay đổi nếu bạn muốn đảm bảo sức khỏe.

10 điều bạn cần biết về đậu phụ
Đậu phụ tốt hay không tốt cho sức khỏe của bạn còn tùy thuộc vào hàm lượng bạn tiêu thụ.

12 nguồn đạm thực vật tuyệt vời thay thế đạm động vật
Chất đạm được xem là nền tảng của cuộc sống do nó là dưỡng chất tạo thành các axít amin thúc đẩy sự phát triển và phục hồi của tế bào.
