Nghĩa địa san hô trong khu bảo tồn vịnh Nha Trang
Hàng nghìn m2 đáy biển khu vực vùng lõi Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang chất đống san hô chết. Một số vị trí đã sạch dấu vết san hô.
Đảo Hòn Mun - vùng lõi Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang, là nơi được bảo vệ nghiêm ngặt và là khu vực có hệ sinh thái san hô đẹp bậc nhất Việt Nam với nhiều loài đặc sắc.
Tuy nhiên, hiện nơi này san hô chết khoảng 70-80%. Dưới đáy biển, nhiều khu vực, mỗi khu có hàng trăm m2 sạch bóng san hô hoặc xác san hô chết chất đống.
Đáy biển phủ một màu xám xịt. San hô chết gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái nơi này. Nhiều loài thủy sản đã rời đi nơi khác trú ngụ.
"Rất đau xót. Mình làm nghề lặn 10 năm, giờ chứng kiến cảnh san hô chết trắng đáy biển thật sự buồn lắm. Có thể 50-60 năm nữa chưa chắc phục hồi được như trước", anh Lê Đình Trí, một huấn luyện viên lặn, nói.
San hô chết chất đống dưới đáy biển khu vực phía nam đảo Hòn Mun.
"Vị trí này san hô bị 'tẩy trắng' sau đợt bão tháng 9/2021. Dưới đáy phủ đầy san hô chết, còn trên bờ sóng cũng đánh dạt chất hàng đống", ông Cao Đức Đại, cán bộ Ban quản lý vịnh Nha Trang, cho biết.
Tiếp tục lặn khu vực bắc đảo Hòn Mun, chúng tôi chứng kiến đáy biển gần như sạch bóng san hô.
"Khu vực này trước đây có hệ sinh thái san hô tuyệt đẹp. Hàng trăm nghìn du khách cũng mê mẩn khi lặn ngắm san hô ở đây nhưng giờ đáy biển không còn gì", anh Trí nói.
Đáy biển khu vực bắc Hòn Mun chỉ còn trơ lại những mỏm đá, lác đác vài con cầu gai, các loại cá gần như biến mất hoàn toàn vì không còn nơi trú ngụ.
Trên bờ hàng tấn san hô chết bị sóng đánh dạt.
"San hô bị sóng đánh lên bờ từ cuối năm 2021 khi cơn bão số 9 quét qua", ông Đại thông tin.
Ngoài san hô sừng, nhiều khối san hô tảng cũng bị sóng đánh dạt lên bờ quanh khu vực đảo Hòn Mun.
"Du khách vẫn chọn hình thức lặn biển ngắm san hô ở khu vực Hòn Mun. Tuy nhiên, nhiều người tỏ ra buồn khi chứng kiến san hô chết quá nhiều, không còn đẹp như xưa", một huấn luyện viên lặn cho biết.

Kỳ lân biển sở hữu báu vật quý hơn vàng
Kỳ lân biển là động vật biển có kích cỡ trung bình của phân bộ cá voi có răng. Điều khiến loài vật này được chú ý nhiều nhất là chiếc sừng dài đặc biệt ở trên đầu.

Những điều thú vị về con sam biển
So với cua, tôm thì loài sam biển là loài hải sản không đắt đỏ bằng, tuy nhiên, giá trị mà nó mang lại đối với y học thì ít có loài nào sánh bằng.

Câu được con cá mập nặng kỷ lục 2 tấn
Ông Andy Hales (55 tuổi), một doanh nhân ở Birmingham (Anh), đã câu được một con cá mập trắng khổng lồ nặng gần 2 tấn ở ngoài khơi Nam Phi.

Loài cá quen thuộc này đã đẩy "quái thú" Megalodon tới bờ tuyệt chủng
Bằng cách quan sát sự khác biệt về tỷ lệ kẽm giữa các quần thể Otodus (megalodon) và Carcharodon (cá mập trắng), các nhà khoa học tìm ra nguyên nhân có thể đã khiến megalodon đến với tuyệt chủng.

Trong bảy loài cá mập tử thần, cá mập trắng lớn tấn công con người nhiều nhất
Cá mập là một trong những loài nguy hiểm nhất trên hành tinh của chúng ta, chúng còn được mệnh danh là sát thủ đại dương.

Cá Vẹt là gì? Tại sao không nên ăn cá Vẹt?
Loài cá vẹt được bày bán tại một số chợ vùng biển. Gần đây, các diễn đàn, cộng đồng mạng kêu gọi không nên ăn cá này vì nhiều lý do đặc biệt.
