Nghiên cứu mới cho thấy: Cây thông hấp thụ tiếng ồn hiệu quả nhất

Nghiên cứu mới từ Đại học College London (UCL) của Anh cho thấy cây lá kim có thể nắm giữ chìa khóa giúp giảm ô nhiễm tiếng ồn đô thị.

Nhóm nghiên cứu, do Giáo sư Jian Kang từ UCL dẫn đầu, đã đánh giá 76 mẫu vật thuộc 13 loài cây thân gỗ phổ biến nhất trong khu vực đô thị như thông, sồi, liễu, anh đào hay bạch dương. Chúng được lựa chọn dựa trên một loạt tiêu chí, bao gồm độ dày vỏ cây, đường kính thân, tuổi đời và chủng loại.

Nghiên cứu mới cho thấy: Cây thông hấp thụ tiếng ồn hiệu quả nhất
Các hàng cây thông rụng lá đóng vai trò như "bộ giảm thanh" tự nhiên. (Ảnh: Ambassadors).

Kết quả cho thấy thông rụng lá, đặc biệt là phần vỏ, hấp thụ âm thanh hiệu quả nhất, theo công bố trên tạp chí Applied Acoustics. Các loài cây lá kim nói chung cũng cho thấy khả năng hấp thụ tiếng ồn đô thị tốt hơn so với cây lá rộng.

"Các yếu tố quyết định việc hấp thụ tiếng ồn ở cây thân gỗ là tuổi đời, độ nhám và độ dày của vỏ cây. Trong đó, hai yếu tố đầu tiên dường như có ảnh hưởng lớn nhất", Kang giải thích. "Những thay đổi nhỏ ở vỏ cây cũng có thể tác động đến hiệu quả hấp thụ âm thanh của thực vật".

Nghiên cứu mới cho thấy: Cây thông hấp thụ tiếng ồn hiệu quả nhất
Vỏ cây là một trong những yếu tố quyết định khả năng hấp thụ âm thanh ở thực vật. (Ảnh: BBC).

Nhóm nghiên cứu nhấn mạnh các hàng rào xanh từ cây lá kim có thể đóng vai trò như một "bộ giảm thanh" tự nhiên, vừa giúp chặn tiếng ồn từ giao thông và hoạt động công nghiệp, vừa làm tăng cảnh quan đô thị.

"Mật độ cây cũng là yếu tố cần xem xét để tăng hiệu quả hấp thụ âm thanh của vành đai xanh. Mật độ lý tưởng có thể khác nhau giữa các loài thực vật", nhóm nghiên cứu cho biết thêm.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện con ong nửa đực, nửa cái

Phát hiện con ong nửa đực, nửa cái

Đây được xem là trường hợp nghiên cứu đặc biệt, bởi rất khó phát hiện một cá thể độc đáo như thế vẫn còn sống.

Đăng ngày: 06/04/2020
Phát hiện vi khuẩn tự tạo CO2 mà không cần oxy

Phát hiện vi khuẩn tự tạo CO2 mà không cần oxy

​​​​Vi khuẩn Acetobacterium woodii được phát hiện dưới đáy biển có khả năng tự tạo hydro và CO2 để sản xuất năng lượng mà không cần oxy.

Đăng ngày: 06/04/2020
Phát hiện sự sống dưới vết nứt sâu 15km

Phát hiện sự sống dưới vết nứt sâu 15km

Vi sinh vật phát triển mạnh tại một trong những môi trường khắc nghiệt nhất Trái Đất mở ra hy vọng tìm thấy sự sống trên hành tinh khác.

Đăng ngày: 04/04/2020
Phát hiện loài nhện hoa văn như tranh của Van Gogh

Phát hiện loài nhện hoa văn như tranh của Van Gogh

Loài nhện mới vừa được phát hiện khiến không ít chuyên gia ngỡ ngàng vì họa tiết trên cơ thể chẳng khác tranh vẽ. Nhiều người còn đùa rằng, phải chăng Van Gogh lấy ý tưởng từ loài vật này cho kiệt tác của mình?

Đăng ngày: 03/04/2020
Loài sinh vật siêu nhỏ rất đáng sợ và gần như không thể tiêu diệt

Loài sinh vật siêu nhỏ rất đáng sợ và gần như không thể tiêu diệt

Không chỉ tạo cảm giác ghê sợ, nấm mốc còn ẩn chứa nhiều nguy cơ lây nhiễm bệnh và chúng thật sự rất khó tiêu diệt.

Đăng ngày: 01/04/2020
Tại sao có loài hoa thơm và loài hoa không thơm?

Tại sao có loài hoa thơm và loài hoa không thơm?

“Nói chung, trong mỗi loài hoa đều có chứa hương thơm, nhưng không phải tất cả các loài hoa đều có hương thơm". Tại sao lại như vậy?

Đăng ngày: 28/03/2020
Ảnh chụp vi khuẩn phủ kín lưỡi người

Ảnh chụp vi khuẩn phủ kín lưỡi người

Nhờ kỹ thuật chụp ảnh huỳnh quang mới, các nhà khoa học Mỹ tìm ra cách phân bố phức tạp của các loại vi khuẩn trên lưỡi.

Đăng ngày: 27/03/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News