Nghiên cứu mới cho thấy, gỗ có chức năng chống biến đổi khí hậu
Tạp chí khoa học Cell Reports Physical Science của Hà Lan vừa công bố nghiên cứu của Đại học Rice, Mỹ (RU), cho ra đời loại gỗ chắc khỏe hơn và có chức năng chống biến đổi khí hậu bằng cách "gom" khí carbon dioxide (CO2).
Loại gỗ mới này không chỉ bền hơn mà còn tạo ra giải pháp hấp thụ CO2 từ không khí.
Việc ra đời các vật liệu xây dựng bền vững có ý nghĩa thiết thực, giải quyết lượng khí thải CO2 ngày càng tăng do dùng nguyên liệu hóa thạch. Loại gỗ mới này không chỉ bền hơn mà còn tạo ra giải pháp hấp thụ CO2 từ không khí.
Các nhà khoa học tại RU đã khai thác các đặc tính tự nhiên của gỗ để tăng cường khả năng thu giữ CO2. Quá trình liên quan đến việc đưa các khung hữu cơ kim loại vi hạt (MOF) có độ xốp cao vào gỗ sau khi khung bên trong đã được làm sạch.
Cơ chế này được gọi là phân cấp. Gỗ được tạo thành từ ba thành phần thiết yếu là cellulose, hemicellulose và lignin. Lignin là chất mang lại màu sắc cho gỗ, vì vậy khi bạn loại bỏ lignin, gỗ sẽ trở nên không màu. Các hạt MOF dễ dàng phù hợp với các kênh cellulose, tăng cường gắn kết và hấp thụ CO2.
Kiểm tra độ bền kéo của loại gỗ này, người ta thấy rằng, nó bền hơn gỗ thông thường chưa qua xử lý và có khả năng chịu được các tác nhân gây hại từ môi trường như uốn cong hơn.
Ngoài ra, quy trình được sử dụng để sản xuất gỗ có khả năng mở rộng và tiết kiệm năng lượng. MOF truyền thống thường có tính ổn định thấp, dễ bị ẩm, có độ xốp cao, rất hợp cho mục đích xây dựng, vừa bền vững lại có tính tái tạo cao.

Tầng ozone bị phá hủy từ 3-5% sau vụ cháy rừng "Mùa hè đen tối"
Đây là nghiên cứu do nhà hóa học khí quyển Susan Solomon thuộc Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) thực hiện.

Châu Âu chật vật bỏ máy bay để chuyển sang tàu
Trong nỗ lực giảm khí thải carbon, các nước châu Âu đang tìm cách hạn chế chuyến bay chặng ngắn và thay bằng những chuyến tàu.

Biến rác thải điện tử thành bộ phận hỗ trợ người khuyết tật
Trong thế giới công nghệ không ngừng cải tiến, thiết bị điện tử được sử dụng ngày càng nhiều đồng nghĩa rằng những rác thải điện tử cũng đang chồng chất.

Phát hiện hang động băng lớn nhất Tây Tạng
Trung Quốc hôm 7/3 công bố phát hiện một hang động băng khổng lồ gần " hồ ba màu" ở khu tự trị Tây Tạng, phía tây nam nước này.

Con người đã xả hơn 170.000 tỷ hạt vi nhựa vào đại dương
Lượng rác thải nhựa đổ ra các đại dương trên thế giới tăng mạnh chưa từng thấy kể từ năm 2005, có thể tăng gấp gần 3 lần vào năm 2040 nếu thế giới không hành động quyết liệt.

Vệt mây kỳ lạ lóe sáng trong đêm "trăng giun"
Hình ảnh một đám mây mỏng " lạ thường" được chiếu sáng bởi trăng tròn tháng 3 - thường được gọi là "trăng giun" - đang thu hút sự chú ý trên mạng xã hội.
