Nghiên cứu mới gây bất ngờ về cá hề "Nemo"

Nghiên cứu cho thấy, cá hề ít khi chia sẻ ngôi nhà của mình với các cá thể khác cùng loài. Cá hề thường sống một mình hoặc trong các cặp đôi, và chúng thường giữ khoảng cách xa nhau trong tự nhiên.

Các nhà nghiên cứu cho biết họ đã phát hiện cách cá hề đuổi những vị khách không mời ra khỏi nhà thông qua đếm đường sọc trắng, Guardian đưa tin.

Nghiên cứu mới gây bất ngờ về cá hề Nemo
Cá hề có thể phân biệt số lượng sọc trắng khác nhau. (Ảnh: Wolfgang Polzer/Alamy)

Theo nghiên cứu, loài hải quỳ mà cá hề thường trú ngụ cũng có thể là ngôi nhà tạm thời cho loài khác - miễn là chúng có sọc ngang hoặc không có sọc nào cả. Tuy nhiên, cá hề lại thường không sống chung với loài có đường kẻ sọc dọc giống chúng.

Thay vào đó, thí nghiệm chỉ ra chúng trở nên hung hãn hơn với mô hình cá được vẽ họa tiết như vậy.

"Có thể có yếu tố khác, ngoài những đường sọc trắng dọc, đóng vai trò quan trọng trong việc phân biệt cùng loài”, tiến sĩ Kina Hayashi, thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Okinawa, là tác giả chính của nghiên cứu, nói.

“Nhưng thí nghiệm này ít nhất gợi ý rằng số lượng đường sọc trắng dọc quan trọng trong việc chúng phân biệt loài và quyết định liệu có tấn công hay không", bà cho hay.

Trong bài viết được đăng trên Journal of Experimental Biology, các nhà nghiên cứu tại Nhật Bản mô tả cách họ bắt cá hề non chưa từng nhìn thấy loài khác và đặt chiếc hộp nhỏ trong suốt vào bể.

Trường hợp thứ nhất, hộp chứa con cá cùng loài - có thân màu cam với 3 sọc trắng dọc.

Trường hợp thứ hai, hộp chứa loài cá hề khác - orange skunk clownfish - chỉ có một sọc ngang màu trắng duy nhất dọc lưng.

Kết quả cho thấy, những con cá hề có tần suất hành vi hung hãn nhiều hơn đối với thành viên cùng loài của chúng.

Sau đó, nhóm nghiên cứu cho cá hề tiếp xúc với mô hình cá sơn màu cam chia thành 4 loại: Không có, có một, 2 hoặc 3 sọc trắng dọc.

Họ nhận thấy tần suất hành vi hung hăng của nhóm này đối với mẫu không có sọc thấp hơn nhiều so với mẫu có sọc.

Dựa trên hành vi của cá thể, nhóm nghiên cứu cũng nhận thấy cá hề hung dữ hơn đối với mô hình có 3 sọc dọc so với một sọc.

Hayashi cho biết kết quả này rất thú vị vì vai trò sinh thái của sọc trắng ở cá hề - còn được gọi là cá hải quỳ - trước đây chưa rõ ràng.

“Kết quả này ủng hộ quan điểm cho rằng cá hải quỳ có thể phân biệt số lượng sọc trắng khác nhau và sự khác biệt về số lượng sọc trắng giúp cá hải quỳ phân biệt loài của chúng”, bà nói.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Xuất hiện trứng sinh vật lạ ở độ sâu 6.200m dưới Thái Bình Dương

Xuất hiện trứng sinh vật lạ ở độ sâu 6.200m dưới Thái Bình Dương

Một chùm trứng đen bí ẩn đã được thiết bị thăm dò biển sâu đưa lên, bên trong là phôi của sinh vật lạ chưa từng được khoa học ghi nhận.

Đăng ngày: 14/02/2024
Đoàn thám hiểm phát hiện ngọn núi dưới nước cao gấp 3 lần tháp Burj Khalifa

Đoàn thám hiểm phát hiện ngọn núi dưới nước cao gấp 3 lần tháp Burj Khalifa

Một đoàn thám hiểm tìm và lập bản đồ 4 ngọn núi ngầm ở vùng biển sâu ngoài khơi Peru và Chile, ngọn núi cao nhất là 2.681m.

Đăng ngày: 13/02/2024
Đã có bản đồ rạn san hô biển sâu lớn nhất thế giới

Đã có bản đồ rạn san hô biển sâu lớn nhất thế giới

Các nhà khoa học đã lập bản đồ rạn san hô biển sâu lớn nhất, trải dài trên hàng trăm km ngoài khơi Đại Tây Dương, trong vùng biển của Mỹ.

Đăng ngày: 10/02/2024
Đàn cá voi sát thủ mắc kẹt giữa băng biển ngoài khơi đảo Hokkaido

Đàn cá voi sát thủ mắc kẹt giữa băng biển ngoài khơi đảo Hokkaido

Có khoảng 10 con cá voi sát thủ mắc kẹt khi xung quanh là lớp băng dày, trong đó có vài con non, phải ngóc đầu lên thở một cách khó khăn.

Đăng ngày: 09/02/2024
Giao phối khác loài khiến cá voi xanh xuất hiện DNA

Giao phối khác loài khiến cá voi xanh xuất hiện DNA "ma"

Việc tìm thấy hàm lượng DNA khác loài trong các con cá voi xanh Đại Tây Dương có thể đặt ra nhiều câu hỏi mới về di truyền và quan hệ giữa các loài trong môi trường biển.

Đăng ngày: 06/02/2024
Xuất hiện 4 loài mới là

Xuất hiện 4 loài mới là "con lai" của sinh vật ngoài Trái đất

Vùng nước sâu thuộc Thái Bình Dương đã lộ diện 4 loài mới thuộc dòng họ được giới khoa học nghi ngờ là " con lai" của sinh vật ngoài hành tinh.

Đăng ngày: 06/02/2024
Lần đầu ghi hình cá mập trắng chào đời trong tự nhiên

Lần đầu ghi hình cá mập trắng chào đời trong tự nhiên

Con cá mập trắng non dài 1,5m được drone ghi hình ngoài khơi California với chất lạ màu trắng sữa bao phủ toàn thân.

Đăng ngày: 31/01/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News