Nghiên cứu mới: Khủng long đã bị suy thoái trước cả khi thiên thạch va vào Trái đất

Chúng ta đều biết rằng nguyên nhân cuối cùng dẫn đến sự tuyệt chủng của khủng long là do vụ va chạm lớn giữa một tiểu hành tinh với Trái đất cách đây 66 triệu năm trước. Thế nhưng một nghiên cứu mới đây từ các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Bristol cho thấy khủng long đã bị suy giảm số lượng đáng kể từ thời điểm 2 triệu năm trước vụ va chạm này. Nghiên cứu này được đưa ra sau khi nhóm nghiên cứu đã xem xét 6 họ khủng long phổ biến nhất sống trong kỷ Phấn Trắng, từ 150 đến 66 triệu năm trước.


Sự thật là, khủng long đã bị suy giảm số lượng đáng kể từ thời điểm 2 triệu năm trước vụ va chạm này

Nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng tất cả loài khủng long đều đang phát triển và mở rộng một cách đầy tích cực. Thế nhưng vào thời điểm cách đây 76 triệu năm, chúng bắt đầu phải chịu sự suy thoái. Tỷ lệ tuyệt chủng của nhiều loài bắt đầu tăng lên, tỷ lệ xuất hiện loài mới cũng giảm xuống. Sử dụng thuật toán mô hình hoá theo suy luận Bayes, các nhà nghiên cứu đã giải thích được một số điều không chắc chắn và khắc phục việc thiếu hụt hồ sơ hoá thạch của các loài cũng như các mô hình tiến hoá của chúng.

Mỗi mô hình được cho chạy hàng triệu lần để tăng sự chính xác, hạn chế các sai số thô và xác định liệu một kết quả thống nhất có xảy ra hay không. Theo các nhà khoa học, các loài ăn thực vật đã bắt đầu có xu hướng biến mất đầu tiên, làm cho hệ sinh thái lúc bấy giờ bị sụp đổ. Khủng long ăn thịt thì ăn những loài ăn thực vật, việc các loài ăn thực vật dần biến mất đồng nghĩa với sự suy giảm cũng diễn ra ở nhóm còn lại.


Khủng long ăn thực vật.

Lý giải việc loài ăn thực vật biến mất, người ta cho rằng có 2 yếu tố chính. Một là khí hậu tổng thể dần lạnh hơn, khiến cho những loài khủng long vốn cần nhiệt độ ấm áp để sinh truỏng trở nên khó sống hơn. Yếu tố thứ 2 đó là họ nhận thấy các loài sống lâu hơn dễ bị tuyệt chủng hơn, gợi ý rằng chúng không thể thích nghi với những thay đổi về môi trường sống và tiến hoá đến một mức cần thiết để tiếp tục tồn tại.

Với nghiên cứu này, chúng ta có một cái nhìn khác về tầm quan trọng mà tiểu hành tinh đã đâm vào Trái đất 66 triệu năm trước gây ra cho các loài khủng long. Phải chăng khối thiên thạch này đột ngột quét sạch những con khủng long, hay chính chúng cũng đã dần biến mất từ trước và vụ va chạm chỉ là chất xúc tác giúp quá trình tuyệt chủng diễn ra nhanh và dứt khoát hơn?

Tin nổi bật

Tin cùng chuyên mục

Tin mới nhất