Vì sao càng già con người càng nhanh mệt mỏi?

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi càng lớn tuổi, con người càng nhanh chóng mệt mỏi do sự hao mòn trên các mô và tế bào riêng lẻ.

Khi càng lớn tuổi, cơ thể con người dường như dễ mệt mỏi hơn. Ngay cả khi chúng ta sống một cuộc sống lành mạnh nhất có thể, ăn chế độ khoa học và tập thể dục thường xuyên thì cơ thể vẫn dường như không còn khỏe mạnh như khi còn trẻ.

Mệt mỏi là gì?

Mệt mỏi được mô tả là sự kiệt sức do lao động, cố gắng hoặc căng thẳng vì một điều gì đó. Một từ khác để mô tả về mệt mỏi là "khó chịu". Càng về già, con người càng có xu hướng phàn nàn về việc mệt mỏi khi già đi.

Các nghiên cứu ở nhiều nhóm dân cư trên thế giới rằng có ít nhất 20 - 55% những người trong độ tuổi từ 50 - 70 phàn nàn về sự mệt mỏi.


Mệt mỏi được mô tả là sự kiệt sức do lao động.

Vấn đề về sự mệt mỏi là một cảm giác rất chủ quan. 7,8 tỷ người trên trái đất luôn có những ngày rất bận rộn. Tuy nhiên, không phải tất cả chúng ta đều cảm thấy mệt mỏi. Tùy vào gene và lối sống, họ có thể sở hữu mức năng lượng tự nhiên cao hoặc thấp.

Giống như một chiếc xe hơi, khi tuổi càng cao thì cơ thể con người sẽ càng trở nên hoạt động yếu đi. Chúng ta luôn muốn giữ cho sức khỏe của mình ở trạng thái tốt nhất nhưng cuối cùng thì cơ bắp cũng trở nên yếu hơn, thính giác giảm, hệ thống xương mất đi sức mạnh...

Tuổi tác và sự mệt mỏi

Vì sao khi chúng ta già đi, sự cường tráng của cơ thể giảm một cách nhanh chóng? Câu trả lời là bởi vì ADN trong cơ thể bị lỗi đi một chút.

Các tế bào phải phân chia khi cơ thể phát triển và loại bỏ các tế bào già cỗi, hư hỏng. Khi chúng phân chia, ADN sẽ sao chép vì cần những bản mới hơn để đi vào bên trong tế bào mới.

Có khá nhiều vấn đề xảy ra trong quá trình sao chép ADN, chẳng hạn như một cặp base nucleotide không chính xác được thêm hoặc bớt; các vết cắt bị lỗi được tạo ra trong cấu trúc ADN của cơ thể...


ADN của con người sao chép với tốc độ 50 nucleotide mỗi giây.

Sự tổn thương ADN cũng có thể đến từ các nguồn bên ngoài, chẳng hạn như tia UV của mặt trời hoặc tiếp xúc với các hóa chất gây đột biến. Việc sao chép của ADN cũng không phải vô hạn bởi có những telomere đóng vai trò là yếu tố cho quá trình này. Telomere là các đoạn ADN không mã hóa, nằm ở phần cuối của nhiễm sắc thể. Nhiệm vụ của chúng là bảo vệ các đoạn ADN quan trọng không bị mất trong quá trình sao chép và chúng bị 'cắt ngắn' từng chút một sau mỗi chu kỳ sao chép. Khi các đoạn telomere bị cắt và biến mất hoàn toàn, nó sẽ báo hiệu cho tế bào rằng đã đến lúc chết.

Tổn thương ADN chính là nguyên nhân gây ra các vấn đề lão hóa của chúng ta. Nó khiến các tế bào không hoạt động như bình thường và làm gián đoạn các con đường truyền tín hiệu phân tử. Điều này ảnh hưởng đến cách cơ thể thực hiện các nhiệm vụ cơ bản, chẳng hạn như tiêu hóa, hô hấp và sinh sản.

Điều đó làm cho cơ thể mất nhiều sức lực hơn để thực hiện các chức năng thông thường; cơ bắp cũng trở nên yếu hơn. Cuối cùng, chúng ta sẽ tạo nhiều áp lực hơn lên cơ thể. Về cơ bản, có thể hiểu điều này như việc con người sẽ phải làm việc chăm chỉ hơn để đạt được những điều tương tự mà chúng ta có thể thực hiện rất dễ dàng khi còn trẻ.


Khi tuổi càng cao thì cơ thể con người sẽ càng trở nên hoạt động yếu đi.

Trên thực tế, các nghiên cứu của đại học Copenhagene chỉ ra rằng mệt mỏi mãn tính là dấu hiệu sớm của quá trình lão hóa. Ngoài tổn thương ADN, sự hao mòn cũng khiến cơ thể giảm sút cả về thể chất và tinh thần. Theo thời gian, việc ốm đau, tự gây thương tích, các thói quen không lành mạnh như hút thuốc, uống rượu... khiến cơ thể dần cảm thấy mệt mỏi.

Làm thế nào để trì hoãn sự mệt mỏi do tuổi tác?

Việc này khá đơn giản, hãy sống một cách lành mạnh, chăm tập thể dục thể thao, ăn uống khoa học... Khi tập thể dục, cơ thể sẽ kích hoạt các chất chống oxy hóa để phá hủy các loại oxy phản ứng hình thành.

Tuy nhiên, việc tập thể dục quá nhiều cũng có thể làm căng cơ và dẫn đến việc tạo ra nhiều loại oxy phản ứng hơn. Vì vậy, điều quan trọng là phải tìm được sự cân bằng trong cuộc sống.

Bạn cũng có thể làm chậm quá trình lão hóa và các vấn đề liên quan bằng việc ăn thực phẩm giàu chất chống oxy hóa. Ngoài ra, hãy giữ cho tâm trí luôn sảng khoái, an nhiên để tránh những căng thẳng không cần thiết.

Con người nhanh chóng mệt mỏi hơn khi già đi vì cơ thể từ từ suy yếu theo thời gian. Thật không may vì sự lão hóa là điều mà chúng ta không tránh được. Con người hiện tại chỉ có thể làm chậm việc này bằng cách thực hiện một lối sống khoa học.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao nước biển lại mặn?

Tại sao nước biển lại mặn?

Tất cả nước trên hành tinh của chúng ta, kể cả nước mưa, đều chứa những hợp chất hóa học mà các nhà khoa học gọi là "muối".

Đăng ngày: 30/03/2025
Vì sao người Mỹ sử dụng đơn vị nhiệt độ F thay vì độ C?

Vì sao người Mỹ sử dụng đơn vị nhiệt độ F thay vì độ C?

Thang đo Fahrenheit được nhà khoa học người Đức Daniel Gabriel Fahrenheit tạo ra vào năm 1724.

Đăng ngày: 28/03/2025
Lý giải “tướng phu thê” theo góc độ khoa học: Vì sao nhiều người yêu nhau trông giống nhau một cách kỳ lạ?

Lý giải “tướng phu thê” theo góc độ khoa học: Vì sao nhiều người yêu nhau trông giống nhau một cách kỳ lạ?

Theo quan niệm dân gian, những cặp vợ chồng chung sống với nhau sẽ có tướng phu thê tức là có những điểm tương đồng trên khuôn mặt. Vậy tướng phu thê có thật hay không và tại sao lại các cặp vợ chồng lại có tướng phu thê?

Đăng ngày: 23/03/2025
Tại sao băng lại đóng trên bề mặt nước?

Tại sao băng lại đóng trên bề mặt nước?

Dù là viên đá trong cốc nước hay núi băng trên biển, vì sao nước đóng băng không bị chìm xuống đáy? Bài viết dưới đây sẽ cho bạn câu trả lời.

Đăng ngày: 20/03/2025
Vì sao lại gọi 1 nghìn là 1k?

Vì sao lại gọi 1 nghìn là 1k?

Ngày nay, mọi người bắt đầu sử dụng chữ K thay cho đơn vị nghìn nhiều hơn. Lý do là vì sao?

Đăng ngày: 20/03/2025
Tại sao trời lạnh lại thèm ăn và ăn ngon miệng hơn?

Tại sao trời lạnh lại thèm ăn và ăn ngon miệng hơn?

Nếu cái lạnh mùa đông đang khiến bạn mở tủ lạnh kiếm đồ ăn, đừng tự trách mình - não của bạn đang muốn tìm kiếm calo.

Đăng ngày: 15/03/2025
Tại sao sau khi quét MRI lăng mộ Tần Thủy Hoàng, chuyên gia Đức lại khẳng định

Tại sao sau khi quét MRI lăng mộ Tần Thủy Hoàng, chuyên gia Đức lại khẳng định "nơi này không thể khai quật"?

Các chuyên gia người Đức đã từng sử dụng công nghệ chụp cộng hưởng từ (MRI) để quét khu vực Tần Lăng. Kết quả cho thấy nơi này là "bất khả xâm phạm".

Đăng ngày: 13/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News