Nghiên cứu mới: Nhện có thể dùng điện để bay trong không khí

Những sinh vật nhỏ bé này vẫn không ngừng khiến chúng ta ngạc nhiên.

Khi trời đổ mưa hay chỉ đơn giản là muốn chuyển nhà sang chỗ khác, nhện sẽ quăng ra một cái dù bằng tơ và thả mình theo làn gió. Thế nhưng nghiên cứu mới được công bố chỉ ra rằng không chỉ có mỗi gió đưa những con vật tám chân này lên đường.


Từ trường cung cấp lực đẩy cho nhện "tung chân" trong không khí.

Hành động này của nhện đã được các nhà khoa học tìm hiểu từ lâu, nhưng họ mới phái hiện ra từ trường không chỉ dẫn đường cho nhện, nó lại còn cung cấp cả lực đẩy cho nhện "tung chân" trong không khí.

"Khi người ta nghĩ về một con vật bay trên không, người ta sẽ chẳng bao giờ nghĩ tới nhện", nhà nghiên cứu Erica Morley và Daniel Robert từ Đại học Bristol nói trong báo cáo khoa học của mình. "Tuy nhiên, những con vật không cánh này có thể bay cao 4km, xa tới cả vài trăm kilomet".

Chúng có thể bay nhờ Gradient điện thế trong khí quyển APG, một dòng điện tồn tại giữa Trái Đất và tầng điện ly trên cao. Những đợt mây bão lớn có thể coi là một nguồn điện khổng lồ cung cấp cho APG, "sạc" điện và duy trì trường điện ổn định trong bầu khí quyển. Các nhà nghiên cứu giải thích rằng ý tưởng về việc nhện bay trong không khí nhờ dòng điện đã xuất hiện từ hồi thế kỷ 19 nhưng đã sớm bị gạt bỏ mà chẳng có ai đứng ra thử nghiệm.

"Charles Darwin đã rất hứng thú với việc nhiệt sẽ cung cấp một lực cho phép nhện tung tơ trong gió, ông nghĩ vậy khi thấy hàng trăm con nhện cưỡi không khí bay trong một ngày biển ít gió", báo cáo khoa học viết rõ. "Tuy nhiên, quan sát của Darwin đã không đi kèm bằng chứng ủng hộ nào".


Charles Darwin đã rất hứng thú với việc nhiệt sẽ cung cấp một lực cho phép nhện tung tơ trong gió.

Năm 2013, một nhóm nghiên cứu khác đưa ra giả thiết rằng chính điện trường đã góp sức và khả năng bay của nhện, Morley và Robert đã muốn thực sự thử xem nhện phản ứng thế nào với trường điện và sự thay đổi bất thường của một trường điện.

Họ thu thập nhện thuộc loài Erigone và dựng lên một thử nghiệm, đưa vào đó những yếu tố như chuyển động của không khí hay điện trong khí quyển. Họ bật trường điện lên vào theo dõi những gì xảy ra tiếp theo.

Nhóm nghiên cứu phát hiện ra rằng nhện tiến hành bay khi trường điện này bật, và bản thân lực tĩnh điện đủ để đưa những con nhện lên không; đây cũng là thứ lực làm tóc bạn dựng đứng lên khi bạn cầm một quả bóng bay cọ lên đầu (thử nghiệm không hoạt động với những người không tóc).

Khi tắt trường điện, những con nhện sẽ hạ cánh dấn xuống; bật trường điện lên, chúng sẽ lại đưa mình lên không. "Chúng tôi chưa chắc chắn với việc trường điện là yếu tố thiết yếu để nhện bay hay không. Nhưng có thể chắc chắn rằng từng đó lực là đã đủ cho con nhện".

Nhện có một loại lông cảm biến đặc biệt có tên trichobothria, có lẽ chính đó là thứ đã cho phép nhện cảm nhận được trường điện. Các nhà khoa học tin rằng đây là cách con nhện cảm thấy sự hiện diện của APG để tiến hành cất cánh.

Nghiên cứu nhỏ như con nhện này chỉ ra rằng thế giới tự nhiên còn quá nhiều điều để ta học hỏi. Làm sao một cỗ máy sinh học bé xíu với những sợi lông còn bé hơn nữa cảm nhận được một trường điện vô hình trong không khí? Sẽ ra sao nếu ta có được công nghệ này?

Bước đầu để trả lời câu hỏi trên là một nghiên cứu được đăng tải trên Current Biology.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt

Sự thật bất ngờ về loài thú mỏ vịt

Thú mỏ vịt là một loài động vật có vú bán thủy sinh đặc hữu miền đông Úc, bao gồm cả Tasmania. Cùng với bốn loài thú lông nhím, nó là một trong năm loài thú đơn huyệt còn tồn tại.

Đăng ngày: 11/02/2025
Loài chim nguy hiểm nhất thế giới được sách kỷ lục Guiness ghi nhận

Loài chim nguy hiểm nhất thế giới được sách kỷ lục Guiness ghi nhận

Chim đà điểu đầu mèo Australia được sách kỷ lục Guiness ghi nhận là loài chim nguy hiểm nhất thế giới. Chúng sở hữu một chiếc móng sắc như dao và một lực đá mạnh nhất trong các loài.

Đăng ngày: 03/02/2025
Kỳ giông Mexico: đứt chân thì mọc chân, “vỡ tim” vẫn cứu được nhưng lại sắp tuyệt chủng

Kỳ giông Mexico: đứt chân thì mọc chân, “vỡ tim” vẫn cứu được nhưng lại sắp tuyệt chủng

Kỳ giông Mexico là sinh vật rất độc đáo, với khả năng tái tạo như người hành tinh Namek trong bộ truyện "7 viên ngọc rồng".

Đăng ngày: 28/01/2025
Những hình ảnh chân thực nhất về

Những hình ảnh chân thực nhất về "quái vật sông Amazon"

Không có đôi nanh nhọn hoắt cũng như nọc độc chết người, nhưng trăn Anaconda vẫn là một cái tên khiến tất cả phải rùng mình sợ hãi khi nghĩ đến.

Đăng ngày: 27/01/2025
Những sự thật ít được biết đến về loài sói

Những sự thật ít được biết đến về loài sói

Chó sói, biểu tượng của vẻ đẹp và sức mạnh, tượng trưng cho cả những điều tốt đẹp và xấu xa tàn ác.

Đăng ngày: 22/01/2025
Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?

Tại sao con người không thuần hóa được chó sói?

Tại sao chó sói mãi mãi là loài động vật hoang dã, trong khi đó loài chó có thể được thuần hóa.

Đăng ngày: 12/01/2025
Bí mật loài kiến khổng lồ có khả năng chữa vết thương cho đồng loại

Bí mật loài kiến khổng lồ có khả năng chữa vết thương cho đồng loại

Loài kiến Matabele châu Phi có thể trở thành y tá, chăm sóc cho đồng loại bị thương khi chúng tham gia kiếm mồi.

Đăng ngày: 11/01/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News