Nghiên cứu mới về mức hủy diệt của thảm họa sóng thần Storegga
Một nghiên cứu mới cho rằng nhiều thành phố ở bờ biển Scotland sẽ bị tàn phá, nếu trận sóng thần Storegga xảy ra ở thời hiện đại.
Nhóm nhà khoa học từ các trường đại học Sheffield, St Andrews và York mới công bố một nghiên cứu nhằm đo lường mức độ thiệt hại của trận sóng thần Storegga, xảy ra từ 8.200 năm trước, Guardian đưa tin.
Nghiên cứu cho rằng khoảng 595 km bờ biển của Scotland sẽ chịu ảnh hưởng nếu trận sóng thần Storegga xảy ra ở thời hiện đại. Do đó, một trận sóng thần như Storegga có thể gây ra nhiều hậu quả khủng khiếp hơn xưa.
Ảnh chụp một vùng bờ biển của Scotland. (Ảnh: Getty).
Nghiên cứu đưa ra kết luận dựa vào mật độ dân số dày đặc ở vùng bờ biển và mực nước biển cao hơn bình thường. Những yếu tố này sẽ phá hủy các khu cảng và bờ biển của nhiều thành phố, bao gồm Arbroath, Stonehaven, Aberdeen, Inverness và Wick.
Nghiên cứu đã thiết lập một bản đồ tác động nhằm ước tính khả năng di chuyển của của trận sóng thần cổ đại. Theo đó, trận sóng có thể di chuyển 29 km vào đất liền. Khoảng cách này đủ để phá hủy hoàn toàn một thị trấn như Montrose, nơi có 12.000 dân đang sinh sống.
Giáo sư địa lý Mark Bateman từ Đại học Sheffield là tác giả chính của nghiên cứu. Ông Bateman cho biết: “Trận sóng thần Storegga đã được nhiều người biết đến, nhưng đây là lần đầu chúng tôi có thể thiết lập mô hình sóng thần”.
“Những vụ phun trào núi lửa sẽ gây ra một đợt sóng thần. Mô hình này giúp chúng tôi tìm hiểu về quá khứ, để xác định xem Scotland đã và có thể bị ảnh hưởng như thế nào”, ông Bateman chia sẻ.
Trận sóng thần Storegga được coi là thảm họa thiên nhiên lớn nhất từng xảy ra ở Anh trong suốt 11.000 năm qua. Nó là hệ quả của nhiều vụ sạt lở đất ngầm tại biển Na Uy.

Hang động pha lê độc đáo nhất thế giới
Được biết đến là một trong những hang động bí ẩn nhất thế giới, hang động pha lê (Caves crystal) luôn là sức hút lớn với các nhà khoa học thám hiểm.

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"
Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Khí hậu Địa Trung Hải
Các loại hình khí hậu trên thế giới rất đa dạng, các nhà thủy văn học thường căn cứ vào đặc điểm của vùng để đặt tên cho khí hậu như: khí hậu sa mạc, khí hậu thảo nguyên, khí hậu rừng mưa,... duy có kh&iacu

Tại sao những vùng rừng núi thường mưa nhiều?
Theo thống kê, lượng mưa đo được ở những vùng có mật độ rừng núi che phủ lớn gấp mấy lần ở những nơi không có rừng núi. Lượng mưa nhiều hay ít được quyết định bởi lượng hơi nước trong không khí.

Khu rừng dưới nước tuyệt đẹp ở Kazakhstan
Hồ nước Kaindy dài 400m ở Kazakhstan có một vẻ đẹp rất đặc biệt với một khu rừng kỳ lạ mọc dưới đáy hồ.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.
