Nghiên cứu mới về thuốc tránh thai cho cả nam và nữ chữa được vô sinh ở nam giới

Thuốc tránh thai "trung tính" mới sẽ ngăn ngừa việc thụ thai không mong muốn bằng cách "kìm hãm" khả năng bơi lội của tinh trùng.

Các nhà nghiên cứu sinh học tại Đại học California tin rằng họ đã khám phá ra cơ chế hóa học khiến tinh trùng "chui" được vào trứng trong quá trình thụ tinh.


Những con tinh trùng được quan sát dưới tác dụng của những hormone khác nhau.

Sau nhiều thí nghiệm họ đã tìm ra "chìa khóa" của vấn đề nằm trên phần "đuôi" của mỗi tinh trùng: bộ phận tiếp nhận tín hiệu hóa học phát ra bởi hormone tình dục progesterone trong cơ thể phụ nữ. Khi loại hormone này được tiết ra từ trứng hoặc noãn bào, một phản ứng hóa học sẽ thay đổi hợp chất protein thuộc bộ phận tiếp nhận tín hiệu của tinh trùng và làm cho tinh trùng di chuyển. Và như vậy tinh trùng sẽ có khả năng "lặn" xuyên qua lớp tế bào bảo vệ trứng.

Nếu hormone progesterone không kích hoạt "đuôi" của tinh trùng, việc thụ tinh sẽ không diễn ra. Các nhà nghiên cứu tin rằng một loại thuốc có thể được tạo ra để "tắt" bộ phần nhận tín hiệu nằm trên "đuôi" tinh trùng, và loại thuốc này sẽ dùng cho cả hai phái: nam và nữ.

Và quan trọng không kém, phát hiện này đã hé lộ phần nào cho giới khoa học về hiện tượng vô sinh ở nam giới, một vấn đề hiện vẫn chưa có lời giải nào. Thực tế cơ chế sản sinh ra tinh trùng cũng như cách thức tinh trùng thụ tinh cho trứng vẫn chưa được hiểu ở mức độ phân tử. Lý do chính cho việc này là do sự cấm đoán của chính phủ Hoa Kỳ về những thí nghiệm kết hợp tinh trùng và noãn bào.


Nếu hormone progesterone không kích hoạt "đuôi" của tinh trùng, việc thụ tinh sẽ không diễn ra.

Vì vậy để thực hiện được nghiên cứu của mình các nhà khoa học đã khôn khéo "lách luật" bằng cách gắn điện cực vào phần "đuôi" của tinh trùng và phân tích phản ứng của các hormone khác nhau tác động lên tinh trùng, và dĩ nhiên progesterone đã có mặt trong danh sách các hormone được thử nghiệm.

"Nếu những tế bào protein có vai trò nhận tín hiệu từ progesterone không hoạt động, bạn sẽ bị vô sinh", tiến sỹ Melissa Miller tác giả của báo cáo đầu tiên về dự án nghiên cứu này giải thích: "Khám phá này mở cho chúng ta một góc nhìn mới hoàn toàn về hoạt động của tinh trùng con người".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nhiễm

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?

Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Đăng ngày: 18/04/2025
Cách xử trí khi bị chuột rút

Cách xử trí khi bị chuột rút

Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Đăng ngày: 17/04/2025
Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết

Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Đăng ngày: 16/04/2025
Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh

"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc

Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.

Đăng ngày: 06/04/2025
Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Những hiện tượng thị giác kì lạ xảy ra với con mắt, bạn đã từng bị chưa?

Từ "ruồi bay" đến "đom đóm mắt", những hiện tượng này dù quen nhưng bạn đã biết nguyên nhân của chúng chưa?

Đăng ngày: 06/04/2025
Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Hiểu đúng về nhóm máu và nguyên tắc truyền máu

Mỗi một nhóm máu lại mang những đặc trưng riêng, kết cấu của mạch máu có thể bị phá vỡ nếu truyền không đúng nhóm máu tương thích.

Đăng ngày: 05/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News