Nghiên cứu này sẽ cho bạn hiểu nước mới là thứ chất lỏng huyền bí nhất vũ trụ
Đến tận thời điểm này, nước - thứ chất lỏng phổ biến nhất thế giới vẫn đang khiến khoa học phải ngạc nhiên.
Nước là một thứ chất lỏng đặc biệt quan trọng, vì nó quyết định sự sống có thể tồn tại không. Cũng bởi vậy, nước là chất lỏng được nghiên cứu nhiều nhất, và ẩn sâu bên trong nó cũng là những bí mật mà đến tận giờ phút này chúng ta vẫn chưa thể khai thác hết.
Như mới đây, khoa học lại một lần nữa tìm ra thêm bí mật mà nước đang nắm giữ. Theo đó, nước không chỉ là một chất lỏng, mà là sự kết hợp giữa 2 loại chất lỏng.
Nước là một thứ chất lỏng kỳ bí.
Nghe có vẻ kỳ cục, nhưng đây không phải là hiện tượng quá kỳ lạ. Khoa học đã từng quan sát được hiện tượng này trên một số chất khác, như silicon và germanium. Theo đó, các chất lỏng này tồn tại ở 2 trạng thái mật độ khác nhau - một cao, một thấp - tùy vào nhiệt độ và áp suất.
Điểm nhiệt độ tạo ra sự chuyển đổi này được gọi là "điểm cực hạn thứ 2", nhằm phân biệt với điểm cực hạn trước khi chất lỏng chuyển thành dạng khí. Với điểm thứ 2, các chất sẽ chuyển từ dạng lỏng này sang dạng lỏng khác.
Theo như nghiên cứu được đăng trên tạp chí New Scientist, giả thuyết về việc nước có 2 điểm cực hạn thực chất đã được đề cập trong vài thập kỷ gần đây. Như năm 1992, các chuyên gia từ ĐH Boston đã nghiên cứu về mật độ của nước thay đổi thế nào khi nhiệt độ xuống thấp. Và họ phát hiện ra rằng nhiệt độ càng thấp, mật độ càng trở nên ổn định, ít biến động hơn so với quan niệm thường thấy.
Dựa trên giả lập từ máy tính, thì hiệu ứng này sẽ tiếp tục xảy ra nếu nhiệt độ xuống thấp, kể cả khi vượt qua nhiệt độ đóng băng. Tuy nhiên, để tìm ra điểm cực hạn thứ 2 của nước thì không dễ. Trên thực tế, nước tinh khiết có thể không đóng băng dù nhiệt độ có dưới 0, nhưng rốt cục nó vẫn sẽ đông lại nếu có tác động phù hợp.
Nói chung, nhằm mục đích xác nhận được giả thuyết nước là sự kết hợp của 2 loại chất lỏng, có 2 nhóm nghiên cứu đã thực hiện thí nghiệm. Nhóm đầu tiên là của giáo sư C. Austen Angell từ ĐH Bang Arizona - khi ông cho hydrazinium trifluoroacetate vào nước để ngăn nước hóa thành băng. Nhóm còn lại thì sử dụng máy phun nước siêu tinh khiết trong môi trường chân không.
Nước có thể chuyển đổi giữa 2 dạng chất lỏng khi đạt đến nhiệt độ và áp suất phù hợp.
Dù phương pháp khác nhau, nhưng kết quả thu được chỉ có một: đó là mật độ của nước sẽ ngày càng ổn định khi nhiệt độ giảm xuống. Điều này hoàn toàn có thể là do nước còn một trạng thái lỏng nữa, và chúng chỉ đang tìm cách chuyển đổi giữa 2 dạng với nhau, giống như cách từ dạng rắn thành dạng lỏng vậy.
Tuy nhiên, một số chuyên gia khác lại tỏ ra không đồng tình, cho rằng còn nhiều lý do khác nữa cũng có thể khiến mật độ của nước có hiệu ứng như vậy. Muốn xác nhận nước có một hay hai dạng chất lỏng, cần phải có thêm các nghiên cứu khác trong tương lai.

Những câu nói bất hủ của vĩ nhân làm rung động triệu người
Sinh thời, các vĩ nhân nổi tiếng lịch sử có những phát ngôn, câu nói bất hủ, làm lay động trái tim của hàng triệu người.

Vì sao người Mỹ ăn mừng lễ Tạ ơn?
Đối với nhiều người dân Mỹ, lễ Tạ ơn mang ý nghĩa biểu tượng quan trọng gắn với huyền thoại lập quốc, cũng là dịp để sum họp, quây quần bên gia đình.

Khám phá bí mật rãnh Mariana
Môi trường bí ẩn tại nơi sâu nhất của biển khơi, cũng là nơi sâu nhất địa cầu, đang dần được giới khoa học khám phá.

Bạn có biết 108 tỉ người đã được sinh ra trên trái đất này?
Thế giới hiện tại có 7,7 tỷ người, và bạn là một trong số đó. Nhưng đã bao giờ bạn đặt câu hỏi: Có bao nhiêu người từng sống trên Trái Đất này, và bao nhiêu người nữa sẽ ra đời trong tương lai?

Vì sao có những miếng thịt bò lại ánh lên màu 7 sắc cầu vồng?
Gần đây, một cô gái đã đăng lên trang Facebook cá nhân của mình bức ảnh về một miếng thịt bò "lạ" trong tô phở mua tại sân bay. Lạ ở chỗ, miếng thịt bò của cô sáng lấp lánh màu cầu vồng.

Những thiết kế vượt thời gian của Leonardo da Vinci
Leonardo da Vinci thường được mọi người biết đến là một họa sĩ thiên tài thời Phục hưng với những tác phẩm hội họa nổi tiếng như “Mona Lisa”.
