Ngộ nghĩnh loài thực vật có hình thù như con cú

Thismia thaithongiana không quang hợp mà lấy năng lượng và chất dinh dưỡng từ nấm. Do vẻ ngoài như con cú, nó còn được gọi là "Mắt cú bí ẩn".

Mới đây, bức ảnh tuyệt đẹp chụp loài thực vật kỳ lạ này đã giành giải vàng hạng mục Thực vật và Nấm của Giải thưởng Nhiếp ảnh thiên nhiên thế giới 2024.

Theo ban tổ chức, "con cú" nằm gọn trong đất tối, phát ra ánh sáng màu ngọc lục bảo kỳ lạ.


Thismia thaithongiana trông giống như một con cú cau có, sống ký sinh bằng cách lấy năng lượng và chất dinh dưỡng từ nấm - (Ảnh: Lertsintanakorn).

Các nhà khoa học phát hiện Thismia thaithongiana lần đầu tiên vào năm 2018 ở dãy núi Doi Hua Mot, Thái Lan.

Người ta biết rất ít về loài thực vật này, nhưng hình dạng kỳ lạ của nó đã dẫn đến cái tên "Phisawong Ta Nok Hook", có nghĩa là "Mắt cú bí ẩn", theo Nation Thailand.

Thismia thaithongiana chủ yếu sống trong lòng đất nên con người chỉ thấy nó khi nó trồi lên, và ngay cả khi đó, kích thước của nó cũng cực kỳ nhỏ.

"Tôi rất ngạc nhiên trước kích thước nhỏ bé của nó, chỉ dài từ 2 đến 8 milimet", nhiếp ảnh gia Chatree Lertsintanakorn nói.

Nhờ sự giúp đỡ của người bạn là nhà chụp ảnh Chanhomhuan, anh Lertsintanakorn đã tìm thấy và chụp được bức ảnh tuyệt đẹp về loài thực vật này trong Khu bảo tồn động vật hoang dã Huai Kha Khaeng ở tỉnh Tak của Thái Lan.

"Tôi nhận thấy nó chủ yếu mọc gần gốc cây, nên dễ bị bỏ qua", anh Lertsintanakorn nói với Live Science qua email.

Thismia thaithongiana không quang hợp mà lấy năng lượng và chất dinh dưỡng từ nấm, cụ thể hơn là từ nấm liên kết với rễ cây.

Theo đó, một số loài nấm sống xung quanh và bên trong rễ những cây cổ thụ. Chúng tạo ra một mạng lưới liên kết ngầm để tìm kiếm khoáng chất truyền cho cây. Đổi lại, cây cung cấp cho chúng đường dinh dưỡng trong một mối quan hệ được gọi là quan hệ cộng sinh.

Thismia thaithongiana phá vỡ mối quan hệ này bằng cách đánh cắp các chất dinh dưỡng do nấm tạo ra.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Nguồn nước bỗng cạn kiệt, dân làng phát hiện

Nguồn nước bỗng cạn kiệt, dân làng phát hiện "thủ phạm" nghìn tuổi đáng giá hàng trăm tỷ đồng

Hóa ra, "thủ phạm" khiến nguồn nước của ngôi làng bị cạn kiệt lại vô cùng quý hiếm và trị giá hàng trăm tỷ đồng.

Đăng ngày: 02/07/2025
Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Hoa Poppy - Hoa biểu trưng của nước Bỉ

Cây Poppy là thực vật thân thảo, tuổi thọ khoảng 2 năm. Tháng 4, 5 nở hoa màu tím, trắng, đỏ và phớt hồng, rất đẹp. Nó có nguồn gốc từ Châu Âu và Bắc Châu Á, người Bỉ rất thích coi là biểu trưng của nước mình.

Đăng ngày: 02/07/2025
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/07/2025
Vì sao bạch đàn được gọi là

Vì sao bạch đàn được gọi là "cây hút vàng"? Bí mật nằm ở bộ phận vùi sâu dưới lòng đất

Các nhà nghiên cứu Australia xác nhận rằng loài cây này có rễ ăn sâu hút vàng từ các mỏ quặng dưới lòng đất và vận chuyển chúng vào lá của chúng.

Đăng ngày: 02/07/2025
Những loài hoa

Những loài hoa "trăm năm mới nở" một lần: Có loài mọc đầy ở Việt Nam!

Cọ Talipot, cây Melocanna Baccifera, tre Việt Nam... là những loài cây phải đến cả chục năm, thậm chí tới cả trăm năm mới nở hoa một lần.

Đăng ngày: 01/07/2025
Dưa hấu mọc trên sa mạc, các chuyên gia cảnh báo: Có khát cũng không được chạm vào

Dưa hấu mọc trên sa mạc, các chuyên gia cảnh báo: Có khát cũng không được chạm vào

Thế giới này quả thực không thiếu những chuyện lạ. Vì sao dưa hấu mọc trên sa mạc lại không thể ăn?

Đăng ngày: 01/07/2025
Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Đăng ngày: 30/06/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News