Ngoài xác người lộ ra, băng tan còn khiến thế giới đối mặt với hiểm họa đáng sợ hơn

Hiểm họa này có thể còn nghiêm trọng hơn những gì chúng ta tưởng tượng được. Và nó chưa liên quan gì đến hệ sinh thái đâu.

Biến đổi khí hậu khiến băng trên núi Everest dần tan ra, hé lộ những thi thể con người bị chôn vùi trong hàng thập kỷ. Kể từ thập niên 1990, có hàng trăm người đã phải bỏ mạng khi đang chinh phục ngọn núi này, và xác của họ đang lộ diện khi Trái đất dần nóng lên. 

Nhưng băng tan không phải là chuyện riêng của núi Everest, mà là vấn đề trải rộng trên khắp thế giới. Từ đầu thế kỷ 20, các dòng sông băng vĩnh cửu đang tan chảy với tốc độ càng lúc càng nhanh theo số liệu của Trung tâm dữ liệu Băng và Tuyết quốc gia Hoa Kỳ. 

Ngoài xác người lộ ra, băng tan còn khiến thế giới đối mặt với hiểm họa đáng sợ hơn
Xác người dần lộ diện trên Everest.

Chẳng hạn như Công viên quốc gia Glacier. Nơi đây vốn có tới 150 sông băng vào năm 1910, nhưng đến nay chỉ còn dưới 30. Hay như Greenland - hòn đảo luôn chìm trong băng giá giờ cũng dần tan chảy, với thời gian băng tan mỗi năm đến ngày càng sớm hơn. 

Băng tan, những tàn dư bị chôn vùi cũng dần lộ diện. Ở Everest, đó là những thi thể người xấu số. Nhưng ở nhiều nơi khác trên thế giới, mọi chuyện có phần nghiêm trọng hơn vì thứ lộ ra còn là những căn bệnh có từ thời cổ đại.

Theo một nghiên cứu được đăng trên Kỷ yếu của Viện hàn lâm khoa học quốc gia (PNAS) năm 2015, một con virus có niên đại từ 30.000 năm trước đã được tìm thấy tại lớp băng vĩnh cửu vùng Bắc Cực. Từ đây, các nhà khoa học tỏ ra lo ngại rằng liệu nhiệt độ tăng lên có khiến những mầm bệnh đầy chết chóc thời cổ xưa hồi sinh?

Ngoài xác người lộ ra, băng tan còn khiến thế giới đối mặt với hiểm họa đáng sợ hơn
Nhưng băng tan không chỉ khiến xác người lộ ra.

Điều này hoàn toàn có cơ sở. Theo Jean-Michel Claverie - chuyên gia sinh học đến từ ĐH Aix-Marseille (Pháp), những con virus từ khi con người mới xuất hiện cũng có thể hồi sinh tại Bắc Cực. Tại phía Bắc nước Nga, có dấu vết của người Neanderthal tồn tại từ 30.000 - 40.000 năm trước. Họ sống ở đó, mắc bệnh, chết đi rồi bị chôn vùi dưới lớp băng vĩnh cửu.

Tháng 2/2017, NASA cũng tìm thấy vi khuẩn hơn 50.000 năm tuổi tại một khu mỏ của Mexico. Dù không được nhìn thấy ánh Mặt trời trong hàng chục ngàn năm, nhưng bằng cách nào đó những vi khuẩn này có thể kháng lại 18 loại kháng sinh phổ biến hiện nay.

Ngoài xác người lộ ra, băng tan còn khiến thế giới đối mặt với hiểm họa đáng sợ hơn
Băng tan cũng khiến nhiều vi khuẩn cổ xưa ở hồi sinh.

"Tỷ lệ các vi khuẩn cổ xưa hồi sinh và lây nhiễm cho người hiện đại là chưa rõ, nhưng nó có tồn tại. Các vi khuẩn ấy có thể chữa trị bằng kháng sinh, những cũng có thể là những vi khuẩn kháng thuốc cực nguy hiểm. Và chúng có thể là virus nữa" - Claverie chia sẻ.

"Nếu vi khuẩn từ xưa tiếp xúc với con người, hệ miễn dịch sẽ không được chuẩn bị. Đó là mối nguy có thực".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phát hiện virus có khả năng như quái vật Medusa của thần thoại Hy Lạp

Phát hiện virus có khả năng như quái vật Medusa của thần thoại Hy Lạp

Mới đây tại một suối nước nóng của Nhật Bản, các nhà khoa học đã tìm ra một họ virus khổng lồ mới với khả năng như bước ra từ thần thoại Hy Lạp.

Đăng ngày: 25/03/2019
Cây trồng trong nhà hút ẩm không khí khi trời nồm

Cây trồng trong nhà hút ẩm không khí khi trời nồm

Cây lan ý, phong lan, dương xỉ, xương rồng... thích hợp trồng trong nhà khi trời nồm, do khả năng hút ẩm tốt của chúng.

Đăng ngày: 22/03/2019
Giải mã thành công bộ gene sinh vật

Giải mã thành công bộ gene sinh vật "nhớp nháp" nổi tiếng nhất Nhật Bản

Thứ sinh vật nhớp nháp này là gì? Bật mí: Đó là món ăn cực nổi tiếng tại Nhật Bản, và nghiên cứu vì thế có ý nghĩa rất quan trọng.

Đăng ngày: 19/03/2019
Biến đổi khí hậu khiến cây cối tiết ra chất độc chết người

Biến đổi khí hậu khiến cây cối tiết ra chất độc chết người

Khi sống trong môi trường ô nhiễm, khí hậu biến đổi thất thường, một số loại cây lương thực như ngô, đậu, sắn sẽ sản sinh ra chất độc hại khiến con người và động vật tử vong khi ăn phải.

Đăng ngày: 19/03/2019
Tìm ra vi khuẩn “ăn ô nhiễm”, phát ra điện

Tìm ra vi khuẩn “ăn ô nhiễm”, phát ra điện

Loại vi khuẩn này được phát hiện sinh sống trong môi trường khắc nghiệt vừa nóng lại vừa giàu kiềm.

Đăng ngày: 15/03/2019
Cận cảnh loài cây sa mạc có thể… tự hồi sinh

Cận cảnh loài cây sa mạc có thể… tự hồi sinh

Với bề ngoài như một quả bóng khô, một loài cây sa mạc có tên là hồng Jericho có khả năng kì lạ đó là có thể tự hồi sinh “trở về từ cõi chết” sau khi tiếp xúc với nước trong vài tiếng đồng hồ.

Đăng ngày: 14/03/2019
Kinh ngạc về 3 loài nhện

Kinh ngạc về 3 loài nhện "tí hon" mới phát hiện ở Úc

Nhà khoa học người Úc mới công bố về 3 loài nhện mới được phát hiện khiến nhiều người kinh ngạc. Đáng chú ý, những cá thế nhện mới có màu sắc sặc sỡ, khá lôi cuốn nhưng hoàn toàn vô hại.

Đăng ngày: 14/03/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News