"Ngôi sao cô đơn" bị đá ra khỏi dải Ngân Hà, đi mãi trong hư vô

Các nhà thiên văn phát hiện một ngôi sao đang “lướt” qua dải Ngân Hà của chúng ta với vận tốc 6 triệu km/h, và như vậy ngôi sao này sẽ rời khỏi dải Ngân Hà trong 100 triệu năm.

Các nhà thiên văn của Đại học Quốc gia Australia đã nghiên cứu xem vì sao ngôi sao này đang vội vàng rời khỏi dải Ngân Hà đến vậy. Kết quả nghiên cứu của họ được đăng tải trên tạp chí hàng tháng của Hội Thiên văn Hoàng gia Anh, theo CNN.

Ngôi sao này đang di chuyển với tốc độ kỷ lục - gấp 10 lần hầu hết ngôi sao khác trong dải Ngân Hà, bao gồm Mặt Trời của chúng ta.

“Chúng tôi lần theo dấu vết và thấy hành trình của ngôi sao đi từ trung tâm dải Ngân Hà - đó là một điều khá thú vị”, Gary Da Costa, tác giả nghiên cứu và giáo sư tại Đại học Quốc gia Australia, cho biết.

Ngôi sao cô đơn bị đá ra khỏi dải Ngân Hà, đi mãi trong hư vô
Một hình dựng minh họa cho dải Ngân Hà trên bầu trời đài quan sát Las Campanas ở Chile. (Ảnh: Reuters).

Các nhà khoa học tin rằng ngôi sao đó bị “đá” ra ngoài rìa dải Ngân Hà từ lỗ đen ở trung tâm, mang tên Sagittarius A*, có khối lượng lớn gấp 4,2 triệu lần Mặt Trời của chúng ta.

Cụ thể hơn, hiện tượng này là do sao đôi đến quá gần lỗ đen. Sao đôi là hai ngôi sao chuyển động quanh nhau.

“Khi sao đôi đến quá gần lỗ đen, lỗ đen có thể bắt giữ một ngôi sao vào trong quỹ đạo gần lỗ đen và ‘đá’ ngôi sao kia ra xa với tốc độ rất cao”, Thomas Nordlander, đồng tác giả nghiên cứu và là giáo sư Đại học Quốc gia Australia, cho biết.

Ngôi sao này cách Trái Đất 29.000 năm ánh sáng và bị “đá” khỏi lỗ đen Sagittarius A* 5 triệu năm trước.

“Theo quy mô thiên văn, ngôi sao sẽ sớm rời khỏi dải Ngân Hà và mãi mãi đi trong vùng trống rỗng giữa các dải thiên hà”, Da Costa cho biết.

“Thật vui vì có thể xác nhận giả thuyết đã tồn tại 30 năm rằng ngôi sao có thể bị ‘đá’ ra khỏi thiên hà bởi lỗ đen siêu khối lượng ở trung tâm dải thiên hà”.

Trung tâm các thiên hà là khu vực khó quan sát một cách chính xác. Vì vậy, hiểu được đặc tính, thành phần của ngôi sao bị “đá” ra từ trung tâm dải thiên hà sẽ cung cấp thêm dữ kiện về khu vực vốn khó quan sát này.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Hình ảnh đáng kinh ngạc: Sao Thủy đi qua giữa Trái đất và Mặt trời

Hình ảnh đáng kinh ngạc: Sao Thủy đi qua giữa Trái đất và Mặt trời

Sao Thủy di chuyển qua Mặt trời vào thứ Hai (11/11), còn gọi là “Sao Thủy quá cảnh”. Đây là một sự kiện thiên văn tương đối hiếm gặp, và sẽ không xảy ra cho đến năm 2032.

Đăng ngày: 13/11/2019
SpaceX lần thứ hai phóng vệ tinh trong dự án cung cấp Internet tốc độ cao

SpaceX lần thứ hai phóng vệ tinh trong dự án cung cấp Internet tốc độ cao

Tập đoàn Công nghệ thám hiểm không gian Space X của tỷ phú người Mỹ Elon Musk đã phóng thành công 60 vệ tinh nhỏ trong dự án Starlink lên quỹ đạo Trái Đất tầm thấp.

Đăng ngày: 13/11/2019
Bí mật về khẩu pháo vũ trụ đầu tiên và duy nhất của Liên Xô

Bí mật về khẩu pháo vũ trụ đầu tiên và duy nhất của Liên Xô

Dù rất thú vị và quan trọng đối với lịch sử, Lá chắn-1 và các dự án táo bạo khác vẫn đang bị lãng quên.

Đăng ngày: 13/11/2019
Vũ trụ có thể là một khối cầu khép kín

Vũ trụ có thể là một khối cầu khép kín

Dựa trên hiện tượng "nền sóng vũ trụ", các nhà khoa học xác định vũ trụ có thể có hình dạng một khối cầu khép kín.

Đăng ngày: 12/11/2019
NASA đã tiêu tốn bao nhiêu cho các nhiệm vụ khám phá vũ trụ?

NASA đã tiêu tốn bao nhiêu cho các nhiệm vụ khám phá vũ trụ?

Mặc dù đạt được nhiều thành tựu ở mảng khoa học công nghệ, nhiều người vẫn cho rằng Mỹ chi tiền cho NASA là một sự phung phí.

Đăng ngày: 12/11/2019
Lần đầu tiên khoa học chứng kiến gió thiên hà trải dài tới cả ngàn năm ánh sáng

Lần đầu tiên khoa học chứng kiến gió thiên hà trải dài tới cả ngàn năm ánh sáng

Gió thiên hà khổng lồ phát ra từ một thiên hà có tên là Gió.

Đăng ngày: 11/11/2019
Thử nghiệm vẽ bản đồ vũ trụ mới có tiềm năng hóa giải được bí ẩn về

Thử nghiệm vẽ bản đồ vũ trụ mới có tiềm năng hóa giải được bí ẩn về "năng lượng tối"

Đây là một bước ngoặt mới trong ngành thiên văn học: khả năng đo đạc khoảng cách giữa các ngân hà được cải thiện, mở ra một kỷ nguyên mới trong việc “vẽ bản đồ” cấu trúc toàn Vũ trụ.

Đăng ngày: 09/11/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News